(Baothanhhoa.vn) - Vậy là sau rất nhiều đồn đoán, thủ thành Đặng Văn Lâm đã chính thức mua lại bản hợp đồng còn 1 năm với đội bóng cũ - CLB Bóng đá Hải Phòng, để cập bến một trong những CLB lừng danh xứ Chùa Vàng Muangthong United, với số tiền lên tới 500.000 USD (hơn 11 tỷ đồng).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Từ câu chuyện Đặng Văn Lâm chính thức sang Thái Lan: “Cột mốc” là “cột mốc” nào?

Vậy là sau rất nhiều đồn đoán, thủ thành Đặng Văn Lâm đã chính thức mua lại bản hợp đồng còn 1 năm với đội bóng cũ - CLB Bóng đá Hải Phòng, để cập bến một trong những CLB lừng danh xứ Chùa Vàng Muangthong United, với số tiền lên tới 500.000 USD (hơn 11 tỷ đồng).

Từ câu chuyện Đặng Văn Lâm chính thức sang Thái Lan: “Cột mốc” là “cột mốc” nào?

Trước hết, cần phải nói ngay rằng, trước Đặng Văn Lâm, sân chơi quốc nội từng “xuất khẩu” không ít cầu thủ: Lê Huỳnh Đức, Lê Công Vinh, Nguyễn Công Phượng, Lương Xuân Trường... nhưng người gác đền ở đội bóng đất Cảng có không ít khác biệt so với các chân sút nói trên, đặc biệt là tâm thế. Nếu như Huỳnh Đức, Công Vinh, Công Phượng, Xuân Trường (và những tên tuổi khác) ra nước ngoài thi đấu xuất phát từ 1 trong 2 động cơ: Hoặc là để... học việc, hoặc vì mục đích thương mại thì đến thời điểm này, duy nhất Đặng Văn Lâm là cầu thủ xuất ngoại nhờ tài năng cá nhân. Thêm nữa, con số nửa triệu USD mà CLB Muangthong United bỏ ra để chiêu mộ, so với mặt bằng khu vực là không hề thấp. Đây chính là bằng chứng khẳng định giá trị của một thủ môn từng có nhiều năm chinh chiến ở sân chơi V.League.

Chính vì vậy mà trước sự kiện Đặng Văn Lâm xuất ngoại, không ít quan chức bóng đá nước nhà đã đăng đàn, bày tỏ sự hồ hởi, đại ý: Lâm “Tây” đã cắm một cột mốc quan trọng về đào tạo và xuất khẩu cầu thủ trong lịch sử bóng đá nước nhà!

Điều này không sai, nhưng e rằng chỉ đúng... một nửa. Bởi như đã phân tích, đúng là Văn Lâm sang Thái do đối tác “tìm mua”, thậm chí Muangthong United đã chủ động mua lại 1 năm hợp đồng của anh này với đội bóng cũ Hải Phòng. Một nửa còn lại, cần phải khẳng định ngay rằng, Văn Lâm là sản phẩm đào tạo của bóng đá... Nga, dù cầu thủ này có cái tên “thuần Việt 100%”. Đừng quên một sự thật: Thủ môn đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam từng được đào tạo 5 năm ở câu lạc bộ Spartak Moskva, 4 năm (sau đó) ở CLB Dynamo Moskva...

Khi cố gắng phân định rạch ròi chuyện “đào tạo” và “xuất khẩu” cầu thủ, chúng tôi không hề có ý định phủ nhận những kết quả khả quan trong công tác đào tạo bóng đá trẻ nước nhà. Bằng chứng là vài năm trở lại đây, các “lò” Hà Nội FC, Thanh Hóa, Sông Lam Nghệ An (SLNA), Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)... đã trình làng không ít gương mặt trẻ, thực sự có chất lượng như Nguyễn Quang Hải (Hà Nội FC); Bùi Tiến Dũng (Thanh Hóa); Phan Văn Đức (SLNA); Lương Xuân Trường, Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Phong Hồng Duy (đều của HAGL)... nhưng nếu nói Lâm “Tây” đặt cột mốc cho sân cỏ quốc nội trong đào tạo và xuất khẩu cầu thủ là không thuyết phục, thậm chí không có gì quá lời khi nói: Một số quan chức bóng đá nước nhà đã “vơ vào” theo kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ”.

Song dẫu sao đi nữa, nhờ hiệu quả của công tác đào tạo trẻ mà đội bóng đá U23 và tuyển quốc gia Việt Nam đã có nhiều gương mặt sáng giá, đủ sức vô địch khu vực tại giải đấu AFF Suzuki Cup 2018! Chúng tôi tin rằng trong tương lai gần, sẽ có thêm nhiều cầu thủ Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực để xuất ngoại một cách “đàng hoàng”, sòng phẳng chứ không phải cậy nhờ đến “mối quan hệ hậu trường” của các ông bầu như trường hợp Lê Công Vinh, Nguyễn Công Phượng... trong quá khứ.

Mạnh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]