(Baothanhhoa.vn) - Tháng 7-2018, một sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động cả nước là lương cơ sở đã tăng lên mức 1.390.000 đồng. Tuy nhiên, như truyền thông nước nhà phản ánh và các chuyên gia đã chứng minh: Giải pháp “tăng lương” chưa bao giờ đem lại kết quả như mong muốn cho người lao động!

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Tiền lương”, “tiền phạt” và... trượt giá!

Tháng 7-2018, một sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động cả nước là lương cơ sở đã tăng lên mức 1.390.000 đồng. Tuy nhiên, như truyền thông nước nhà phản ánh và các chuyên gia đã chứng minh: Giải pháp “tăng lương” chưa bao giờ đem lại kết quả như mong muốn cho người lao động!

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Lý từng dẫn nhiều con số, đối chiếu, so sánh và đưa ra kết luận: Tiền lương tăng thêm chưa đủ để chi bù cho tốc độ trượt giá! Nói cách khác, lương tăng chỉ ở góc độ con số, còn so với “trượt giá” thì giá trị đồng tiền vẫn gần như không thay đổi.

Về bản chất, câu chuyện “tăng lương - trượt giá” có nhiều điểm tương đồng với chế tài mà Ban tổ chức V.League đã và đang áp dụng với những hành vi bạo lực trên các sân cỏ cả nước.

Như chúng ta đã biết, nhiều mùa giải gần đây, bạo lực sân cỏ đã trở thành “điểm đen nhức nhối” ở giải chuyên nghiệp. Thậm chí có thể nói, đấy là một trong những nguyên nhân khiến người hâm mộ ngày càng thờ ơ với sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội. Sự kiện “nóng” nhất chính là chuyện cầu thủ Sầm Ngọc Đức của CLB TP Hồ Chí Minh có pha vào bóng “như phim hành động” với Nguyễn Thế Hưng (Than Quảng Ninh) ở vòng 20 (ngày 23-7-2018) trên sân Thống Nhất.

Theo chủ trương của Ban tổ chức, các hành vi bạo lực tại V.League luôn phải nhận án phạt rất nghiêm khắc và diễn biến sân cỏ những mùa giải gần đây cho thấy: Nhà làm giải không ngừng gia tăng mức phạt và xem đó như là một trong những biện pháp mạnh để răn đe.

Lấy dẫn chứng từ trường hợp cựu trung vệ CLB Thanh Hóa - Bật Hiếu cách đây 6 mùa giải. Ở một trận cầu trong khuôn khổ Cúp quốc gia, với pha vào bóng rất thô bạo, Bật Hiếu đã bị phạt 10 triệu đồng, cấm thi đấu 2 trận. 5 năm sau, từ tình huống phi thẳng hai chân vào cầu thủ Anh Hùng (Hải Phòng), hậu vệ cánh 26 tuổi Sầm Ngọc Đức của TP Hồ Chí Minh đã phải nhận mức phạt 30 triệu đồng - cao gấp 5 lần so với Bật Hiếu.

Việc tăng tiền phạt cũng được áp dụng với các ban tổ chức sân. Song song với án phạt Bật Hiếu mà chúng tôi đã đề cập, ở trận đấu ấy, sân Thanh Hóa phải nộp số tiền 20 triệu đồng do khán giả “làm loạn”. Còn mới đây, do để cổ động viên quá khích tràn vào thảm cỏ đuổi đánh trọng tài (vòng 18 V.League 2018), ngoài việc bị “treo sân nhà”, BTC sân Thiên Trường cũng phải đối mặt với số tiền phạt lên tới 50 triệu đồng - cao gấp đôi so với thời điểm năm 2012.

Tuy nhiên, lịch sử V.League đã chứng minh: Tiền lương cầu thủ, ngân khoản doanh nghiệp tài trợ cho đội bóng cao gấp nhiều lần so với dăm, bảy mùa bóng trước. Bởi vậy, về hình thức, tiền phạt ở V.League rõ ràng tăng lên đáng kể, thậm chí là theo cấp số nhân song nếu đặt trong tương quan “tiền lương - lạm phát” thì có thể khẳng định: Mức án từ ban kỷ luật không hề tăng lên.

Ví dụ như mức phạt 4 triệu đồng đối với cầu thủ Lê Anh Tuấn tại V.League 2005 tương đương với mức lương tháng mà anh này nhận được ở đội bóng đất Cảng, nhưng con số 30 triệu đồng mà Sầm Ngọc Đức phải nộp năm ngoái cũng chỉ là “lương sàn” cho giới “quần đùi áo số” ở V.League 2017.

Phải chăng, khi đề ra giải pháp “tăng tiền phạt” để “giảm bạo lực”, các nhà làm giải đã không tính đến yếu tố “lạm phát”, “trượt giá” nên bạo lực sân cỏ vẫn là câu chuyện chưa bao giờ cũ ở V.League?


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]