(Baothanhhoa.vn) - Giải hạng Nhất quốc gia năm nay gây chú ý với người hâm mộ cả nước bởi sự kiện CLB Viettel gần như đã chắc suất thăng hạng (nhiều hơn đội xếp thứ 2 là Hà Nội B tới 5 điểm trong khi chỉ còn 2 vòng đấu nữa sẽ chính thức hạ màn) - sự kiện mà theo đánh giá của nhiều khán giả thì có thể xem như “viên gạch nền” để thương hiệu một thời của bóng đá Việt Nam - “Thể Công” - trở lại sân cỏ chuyên nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sự trở lại của một thương hiệu!

Giải hạng Nhất quốc gia năm nay gây chú ý với người hâm mộ cả nước bởi sự kiện CLB Viettel gần như đã chắc suất thăng hạng (nhiều hơn đội xếp thứ 2 là Hà Nội B tới 5 điểm trong khi chỉ còn 2 vòng đấu nữa sẽ chính thức hạ màn) - sự kiện mà theo đánh giá của nhiều khán giả thì có thể xem như “viên gạch nền” để thương hiệu một thời của bóng đá Việt Nam - “Thể Công” - trở lại sân cỏ chuyên nghiệp.

Khoảng 10 năm trước, vì nhiều lý do mà Thể Công - đội bóng nhận được sự yêu mến của đông đảo người hâm mộ bóng đá nước nhà - buộc phải “khai tử”. Và theo tiết lộ của lãnh đạo CLB hạng Nhất Viettel, nếu mọi chuyện thuận lợi, sau khi thăng hạng, họ sẽ xin đăng ký cái tên “mới mà cũ”: Thể Công, tại V.League 2019.

Giải pháp này không khó trở thành hiện thực bởi lịch sử giải chuyên nghiệp nhiều năm qua đã chứng minh, chuyện một đội bóng “thay tên đổi chủ” là điều không quá hiếm gặp. Có CLB năm trước còn đóng đại bản doanh ở tỉnh này, năm sau đã diện màu áo mới, mang cái tên đại diện cho thể thao một địa phương khác cách đó cả nghìn cây số. Còn chuyện một đội bóng vì đổi nhà tài trợ, mỗi năm đăng ký một tên gọi đã trở thành “cơm bữa”. Thậm chí, trong quá khứ, đội bóng của ông bầu Nguyễn Đức Thụy (XT Sài Gòn) còn gây sốc khi mang cùng lúc 2 cái tên ở hai giải đấu.

Tuy nhiên, chuyện đổi tên không đồng nghĩa với việc chiếm được tình cảm của người hâm mộ. Đơn cử như trường hợp Sài Gòn FC ở mùa giải trước. Đội bóng này vốn dĩ mang tên khác và đóng đại bản doanh ở Thủ đô Hà Nội song chỉ sau cái gật đầu của lãnh đạo, họ kéo cả “bầu đoàn thê tử” vào vùng đất từng được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn đông” rồi “hô biến” thành Sài Gòn FC như hiện tại. Và dẫu lãnh đội không ngừng cam kết sẽ “làm bóng đá tử tế” thì Sài Gòn FC vẫn cứ là “đứa con rơi vô thừa nhận” ở vùng đất này.

Ở góc độ khác, sân Hàng Đẫy từng chứng kiến hiện tượng vài ba CLB cùng có chữ “Hà Nội” (chỉ khác nhà tài trợ) và ra sức thuyết phục khán giả tin rằng: Họ chính là đại diện của bóng đá thủ đô! Tuy nhiên, thực tế sân bóng này luôn trong tình trạng “vắng như chùa Bà Đanh” chính là câu trả lời chân xác nhất từ người hâm mộ.

Trở lại câu chuyện đội hạng Nhất Viettel dự định xin được lấy lại thương hiệu Thể Công. Theo chúng tôi, một CLB có thể hoàn tất mọi thủ tục trong thời gian ngắn song trong bóng đá, có rất nhiều yếu tố để tạo dựng nên một thương hiệu. Ngoài “lối chơi” thì “con người” là một trong những đòi hỏi tối quan trọng và cần thiết để người ta chấp nhận sự “chính danh” của một CLB. Cho nên, nhiều đội bóng từng chuyển từ nơi này sang nơi khác vẫn không quên đề ra chiến lược đào tạo và sử dụng cầu thủ bản địa.

Với Viettel, nhìn hệ thống băng-rôn, logo, cờ và đội kèn cổ vũ của họ, người ta thấy lãnh đạo câu lạc bộ luôn có ý thức tái hiện hình ảnh “đội bóng áo lính” năm nào. Nhưng giữa một đội Thể Công “xịn” và một đội... muốn làm Thể Công là vô vàn những điều rất khó đong đếm.

Vì tình cảm là thứ không thể ép buộc!


Manh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]