(Baothanhhoa.vn) - Túc cầu giáo khu vực vừa chứng kiến một chuyển động, có thể nói là “xưa nay hiếm” khi mà ở cúp quốc tế mở Sanix Cup được tổ chức ở đất nước mặt trời mọc, HLV trưởng đội tuyển U19 Malaysia - ông Bojan Hodak bất ngờ bị Liên đoàn bóng đá nước này (FAM) cắt hợp đồng vì… nói xấu “sếp”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nói xấu Liên đoàn!

Nói xấu Liên đoàn!

(Ảnh minh họa)

Túc cầu giáo khu vực vừa chứng kiến một chuyển động, có thể nói là “xưa nay hiếm” khi mà ở cúp quốc tế mở Sanix Cup được tổ chức ở đất nước mặt trời mọc, HLV trưởng đội tuyển U19 Malaysia - ông Bojan Hodak bất ngờ bị Liên đoàn bóng đá nước này (FAM) cắt hợp đồng vì… nói xấu “sếp”.

“Vạ miệng” chính là yếu tố mà những ông thày ngoại hành nghề ở quốc gia này cần phải thuộc nằm lòng nếu không muốn bị sa thải. Trong quá khứ, nhà cầm quân Rajagobal từng bị FAM “trảm” vì dám đăng đàn chỉ trích những bất cập trong công tác điều hành của tổ chức này (cho “quota ngoại binh” quá cao khiến cầu thủ nội ngày càng ít đất diễn). Và dĩ nhiên, chiến lược gia Bojan Hodak cũng không phải ngoại lệ. Được biết, khi dẫn đội tham dự giải đấu nói trên, nhà cầm quân người Croatia đã có những phàn nàn với truyền thông quốc tế, rằng: Cơ cấu các giải nội địa Malaysia và cung cách làm việc của FAM khiến cầu thủ trẻ luôn thiếu kinh nghiệm khi đi thi đấu. Hệ quả là ông thầy ngoại phải lập tức “lên đường”, bất chấp ràng buộc giữa hai bên chỉ còn 4 tháng nữa sẽ đáo hạn.

Trên sân cỏ hay, dẫu là ở quê hương tòa tháp đôi nổi tiếng Petronas hay Việt Nam thì “nói xấu lãnh đạo” luôn là vấn đề rất nhạy cảm, tế nhị. Như chúng ta đã biết, lâu nay, hậu trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam luôn bị các chuyên gia, người hâm mộ nhìn nhận là “có vấn đề”, nổi bật là chuyện cục bộ, bè phái, non kém trong điều hành.

Biểu thị rõ nhất cho những “tì vết” này chính là sự kiện ông Nguyễn Xuân Gụ khi còn giữ cương vị Phó Chủ tịch VFF đã đăng đàn tố cáo mình bị “cô lập”. Cũng bức xúc vì “lợi ích nhóm” ở Liên đoàn, “bầu” Đức sau một khóa giữ cương vị Phó Chủ tịch VFF cũng khẳng định: Liên đoàn chỉ là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.

Trên băng ghế huấn luyện, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam T.Miura từng khiến không ít quan chức Liên đoàn “nóng mặt” khi chỉ ra vô số bất cập ở V.League khi trả lời phỏng vấn một tờ báo Nhật Bản. Tương tự như vậy, đương kim “thuyền trưởng” đội bóng áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái Park Hang Seo từng công khai với báo giới việc sân cỏ quốc nội dùng quá nhiều ngoại binh, cản trở cơ hội phát triển của cầu thủ trẻ (ví dụ như Hà Đức Chinh - một trong những nhân tố chủ chốt trên hàng công đội tuyển U23 Việt Nam nhưng chỉ là “phương án hai” ở CLB SHB Đà Nẵng).

Không khó để nhận thấy, trăn trở của “thày Park” cũng chính là những ưu tư của cựu HLV U19 Malaysia Bojan Hodak mà chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết. Tuy nhiên, không chỉ vị chiến lược gia người Hàn Quốc mà cả ba nhân vật còn lại (Nguyễn Xuân Gụ, Đoàn Nguyên Đức, T.Miura) đều không phải nhận một án phạt nào từ Liên đoàn. Và cũng cần nói ngay là việc họ “trắng án” chẳng phải do VFF “cầu thị” “sẵn sàng tiếp nhận phê bình” mà là bởi vị thế của những cá nhân này, hoặc là “quyền cao” (2 vị Phó Chủ tịch) hoặc khi phát ngôn đang rất được lòng dư luận (2 nhà cầm quân ngoại) nên Liên đoàn không dám... “manh động”.

Ai cũng nhận thấy là trong câu chuyện “nói xấu lãnh đạo”, rất khó để vạch ranh giới chính xác giữa “nói xấu” và “phê bình”. Trong nội dung “nói xấu”, có hay không yếu tố “vu khống”, “đặt điều” (?). Làm thế nào để xác định động cơ của “người nói xấu” (lăng mạ hay góp ý?), “người bị nói xấu” (có phải trả thù cá nhân?)...

Vì lẽ đó, như quan điểm của đại bộ phận dư luận, cách tốt nhất để không bị nói xấu là hãy cố gắng để... không xấu!

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]