Tin liên quan
Đọc nhiều
Những bất cập từ tiêu chí fair-play
Trong bộ phim truyền hình Tể tướng Lưu gù (đã nhiều lần được công chiếu trên đài truyền hình quốc gia), đại gian thần Hòa Thân từng hiến kế cho Hoàng đế Càn Long một giải pháp khá “độc”: Tăng mức tiền phạt lên thật cao nếu phát hiện ra quan lại tham nhũng, tội của quan tham càng lớn thì ngân khoản phải nộp sẽ càng cao theo tỉ lệ thuận.
Tuy nhiên, đề xuất này ngay lập tức vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của Lưu Dung. Theo vị “tể tướng lưng gù”, đề xuất ấy không những không có tính răn đe mà còn tiềm ẩn nguy cơ phản tác dụng bởi sau khi nộp phạt, đội ngũ quan lại biến chất sẽ phải... đẩy mạnh tham nhũng để “bù đắp thiệt hại” và cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ không bao giờ chấm dứt.
Tạm gác quan điểm của 2 vị đại thần nhà Thanh (Trung Quốc) để bàn về một tiêu chí mới được Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) áp dụng tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đang diễn ra ở xứ bạch dương: Điểm fair-play (chơi đẹp).
Căn cứ này được tính theo số lượng thẻ phạt, tức đội bóng nào ít phải nhận thẻ (thẻ vàng, thẻ đỏ) thì ít bị trừ điểm. Trong trường hợp 2 đội tuyển bằng điểm (ở vòng bảng), hiệu số bàn thắng/bại cũng như số lần sút tung lưới đối phương thì suất đi tiếp sẽ thuộc đề đội có điểm fair-play cao hơn. Về lý thuyết, tiêu chí này sẽ khuyến khích 32 đội bóng đá đại diện cho 5 châu lục “chơi đẹp”, hạn chế số phần phạm lỗi nhưng thực tế sân cỏ World Cup 2018 cho thấy, để giành được ưu thế tính điểm fair-play, có đội bóng đã chọn cách chơi... không đẹp, thiếu tôn trọng chính mình và hàng triệu khán giả.
Đó chính và trường hợp đội tuyển Nhật Bản. Còn hơn 10 phút nữa thì lượt trận cuối cùng của vòng đấu bảng, lúc này mọi chỉ số chuyên môn của đội bóng Đông Bắc Á không hơn đại diện của “lục địa đen”: Senegal. Trong bối cảnh Senegal thua Colombia 0-1 còn Nhật Bản cũng bị Ba Lan dẫn trước 1-0, huấn luyện viên Akira Nishino (Nhật Bản) đã yêu cầu các học trò của mình chơi cầm chừng, chỉ chuyền bóng qua lại trên phần sân nhà, tuyệt đối không tranh chấp và không cho đối phương cơ hội tranh chấp để tránh phải “ăn thẻ” hay nhận thêm bàn thua.
Về phía Ba Lan, có lẽ đội bóng mang biệt danh “đại bàng trắng” cũng hài lòng với 1 chiến thắng an ủi nên không việc gì phải quyết liệt ăn thua khi đối phương chủ động “đầu hàng”. Và màn “dạo chơi” đáng phê phán nói trên đã giúp đội bóng xứ Phù Tang trở thành đại diện duy nhất của châu Á góp mặt ở vòng đấu loại trực tiếp. Họ “ăn điểm” fair-play (chỉ phải nhận 4 thẻ vàng/3 trận đấu trong khi con số này của Senegal là 6 thẻ vàng/3 trận) nhờ thi đấu không đẹp, bị khán giá trên sân huýt sáo la ó, còn người xem truyền hình thì ngán ngẩm.
Nói tóm lại, cũng như đề xuất “phạt tiền quan tham” mà chúng tôi đề cập ở đầu bài viết, trong không ít trường hợp, tiêu chí fair-play của FIFA sẽ gián tiếp cổ súy cho những hành vi phi thể thao, thiếu trung thực, cao thượng.
Điều đó có nghĩa ngay từ lúc này đây, tổ chức điều hành bóng đá lớn nhất thế giới cần nghiêm túc nhìn nhận lại tiêu chí fair-play, thậm chí có thể loại bỏ bởi thực tế “lợi bất cập hại” đã được kiểm chứng tại kỳ World Cup năm nay.
{name} - {time}
- 2023-03-31 06:36:00
“Người cũ” của Đông Á Thanh Hoá gia nhập PVF-CAND; MU đình chỉ thi đấu Greenwood đến hết mùa
- 2023-03-30 13:19:00
Những địa phương dẫn đầu về phong trào việt dã
- 2018-07-06 20:06:47
Trên 33% số hộ đạt gia đình thể thao
FLC Thanh Hóa ký hợp đồng với cựu tuyển thủ U23 Jamaica
Câu chuyện thể thao: “Chính quyền điện tử” và “Liên đoàn điện tử”
Đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác
Câu chuyện thể thao: Huấn luyện viên “chín ép”
HLV Hoàng Anh Tuấn thất vọng vì không đánh bại được Thái Lan
Sao Argentina đua nhau chia tay đội tuyển sau trận thua Pháp
3 trận thư hùng đáng xem nhất vòng 1/8 World Cup 2018
Câu chuyện World Cup 2018: “Giải cứu” vũ điệu Tango
World Cup 2018: Đã xác định được sáu cặp đấu tại vòng 1/8