(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu tiếp tục giữ vững vị thế nằm trong top đầu toàn quốc, giành được những thành tích bứt phá trên đấu trường quốc tế, thể thao Thanh Hóa đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trong đó việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện là “chìa khóa” để đem lại thành công.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện thể thao, đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới

Với mục tiêu tiếp tục giữ vững vị thế nằm trong top đầu toàn quốc, giành được những thành tích bứt phá trên đấu trường quốc tế, thể thao Thanh Hóa đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trong đó việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện là “chìa khóa” để đem lại thành công.

Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện thể thao, đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới

Nhờ công tác huấn luyện có nhiều đột phá, bộ môn xe đạp Thanh Hóa đã trình làng lứa VĐV đầy tài năng, triển vọng.

Bước vào giai đoạn 2021-2025, thể thao thành tích cao Thanh Hóa đã đánh dấu bước phát triển mới với việc nâng số môn lên 31. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thanh Hóa đã thực hiện một số điều chỉnh như loại bỏ các môn không còn khả năng phát triển, đồng thời bổ sung các môn mới. Ví như môn aerobic đã không còn phù hợp để đầu tư nên bị loại bỏ. Các môn mới được bổ sung như kurash, jujitsu, bi sắt. Đây đều là những bộ môn khá phổ biến tại khu vực Đông Nam Á và thường xuyên xuất hiện tại các kỳ SEA Games gần đây. Đặc biệt, tại SEA Games 30 năm 2019, các VĐV của Thanh Hóa đều giành được huy chương ở các môn kurash và jujitsu, trong đó điển hình nhất là Hoàng Thị Tình với tấm HCV ở môn kurash. Bộ môn kurash của Thanh Hóa được thành lập mới từ việc chia tách môn judo, bởi kurash có cách thức thi đấu khá giống với judo. Tương tự như vậy, bộ môn jujitsu cũng được thành lập từ lực lượng của môn vật. Ngoài ra, bộ môn bơi lặn cũng được tách riêng thành 2 môn cùng sự điều chỉnh, bổ sung lực lượng VĐV phù hợp. Đến nay, 2 bộ môn này đã duy trì ổn định và giành được thành tích tốt tại các giải quốc gia trong hơn 2 năm trở lại đây. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh cũng đã có những điều chỉnh ở vị trí ban huấn luyện, với việc điều chuyển, bổ sung cho các bộ môn thế mạnh, nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, từ đó tiếp tục nâng cao thành tích thi đấu cho các bộ môn.

Tính đến tháng 6-2021, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hóa có gần 120 huấn luyện viên (HLV) ở 31 bộ môn. Qua thống kê, 100% HLV đều có trình độ đại học trở lên. Hàng năm, các HLV đều được tham gia các lớp, khóa tập huấn nâng cao trình độ. Điển hình là các bộ môn võ thuật như karate, taekwondo, vovinam, pencak silat... các HLV đều được tham gia kiểm tra năng lực chuyên môn, các kỳ thi nâng đai... Bên cạnh đó, việc được tham gia các lớp tập huấn do các liên đoàn võ thuật tổ chức cũng giúp các HLV có cơ hội làm công tác trọng tài, điều hành các giải đấu cấp quốc gia, quốc tế. Việc cập nhật các bài huấn luyện mới, luật mới ở các bộ môn được thực hiện thường xuyên. Công tác cải tạo, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ huấn luyện, tập luyện đã được quan tâm hơn trong 2 năm 2019 và 2020, qua đó chất lượng huấn luyện cũng được nâng lên rõ rệt. Trung tâm cũng tạo điều kiện thuận lợi để các HLV xuất sắc tham gia ban huấn luyện các đội tuyển quốc gia. Trong đó phải kể đến ông Nguyễn Văn Hùng, HLV trưởng đội tuyển pencak silat, Trần Văn Sỹ (điền kinh), Phạm Tuấn Anh (lặn), Nguyễn Hồng Phi (cử tạ), môn vật có 2 HLV, bắn súng có 1 HLV. Trước đó, Thanh Hóa cũng đã có sự đóng góp của Mai Xuân Lượng (karate) và Trịnh Văn Sáng (bơi). Việc được tham gia ban huấn luyện đội tuyển quốc gia các bộ môn đã giúp các HLV được nâng cao tay nghề, chuyên môn, cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm, qua đó không ngừng nâng cao chất lượng công tác huấn luyện. Mặt khác, các VĐV của Thanh Hóa cũng có nhiều cơ hội được góp mặt trong các đội tuyển quốc gia. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, Thanh Hóa đã đóng góp trên 20 VĐV cho các đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia các bộ môn.

Một trong những điểm mới nữa là việc chú trọng nâng cao chất lượng, chuyên môn của đội ngũ HLV làm công tác tuyển chọn và đào tạo các VĐV tuyến năng khiếu, trẻ. Đây được xem là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn phát triển mới của thể thao tỉnh nhà. Sự quan tâm tạo cơ chế thuận lợi để các HLV tập trung cao độ cho công tác đào tạo VĐV trẻ đã giúp nhiều bộ môn xây dựng được lực lượng VĐV kế cận đầy triển vọng. Nhiều VĐV tài năng mới của thể thao Thanh Hóa đã được phát hiện, đào tạo và đã giành được những thành tích ấn tượng tại các giải quốc gia. Điển hình như, Phạm Thị Huyền (xe đạp), Phạm Thị Vân (bơi), Nguyễn Thị Nguyên, Hoàng Thị Trang (lặn), Bùi Thị Thu Hà, Quách Thị Huệ (điền kinh)... Đây đều là những gương mặt VĐV trẻ xuất sắc của Thanh Hóa chuẩn bị cho tương lai mà cụ thể là Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX – năm 2022 và những năm tiếp theo.

Trong giai đoạn 2021-2025, thể thao Thanh Hóa phấn đấu nâng số VĐV lên trên 1.000 và số môn trên 35. Bởi vậy, việc xây dựng đội ngũ HLV đạt chuẩn về chuyên môn, vững về kinh nghiệm là nhiệm vụ hàng đầu. Đối với các bộ môn thế mạnh, bên cạnh việc thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh còn có những cơ chế, chính sách, động viên, khen thưởng xứng đáng cho các HLV có thành tích, có nhiều đóng góp cho thể thao tỉnh nhà. Mục tiêu của thể thao Thanh Hóa trong năm 2021 là giành được thành tích cao hơn tại SEA Games 31 trên sân nhà; năm 2022 là giữ vững vị trí thứ 4 tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX và giành thành tích cao tại ASIAD. Đây đều là những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng và dĩ nhiên, công tác huấn luyện luôn được xem là “chìa khóa” đem tới thành công.

Bài và ảnh: Mạnh Cường


Bài và ảnh: Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]