(Baothanhhoa.vn) - Tròn 12 năm về trước, ngay tại thủ đô Zagreb của Croatia, trước sự chứng kiến của 35.000 khán giả, đội tuyển Anh có trận “phục thù” ngọt ngào trước đội chủ nhà tại vòng loại World Cup 2010 với chiến thắng đậm đà 4-1. 2 trận gặp nhau trước đó ở vòng loại Euro 2008, “Tam sư” đều thua “sấp mặt” và đó là nguyên nhân chính khiến họ lỡ hẹn với vòng chung kết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu giày trên sân cỏ

Kỳ vọng càng lớn, thất vọng càng nhiều

Kỳ vọng càng lớn, thất vọng càng nhiều

Theo Walcott chưa bao giờ đạt đến tầm cỡ như kỳ vọng.

Tròn 12 năm về trước, ngay tại thủ đô Zagreb của Croatia, trước sự chứng kiến của 35.000 khán giả, đội tuyển Anh có trận “phục thù” ngọt ngào trước đội chủ nhà tại vòng loại World Cup 2010 với chiến thắng đậm đà 4-1. 2 trận gặp nhau trước đó ở vòng loại Euro 2008, “Tam sư” đều thua “sấp mặt” và đó là nguyên nhân chính khiến họ lỡ hẹn với vòng chung kết.

Đây cũng là trận đấu mà đội tuyển Anh “trình làng” một “thần đồng” bóng đá với màn ra mắt không thể hoành tráng hơn: Theo Walcott.

Phút 26, đón đường chuyền của đồng đội trong tư thế không bị theo kèm trong vòng cấm địa, Theo Walcott bình tĩnh quan sát, đẩy bóng 1 nhịp để vào đà rồi tung cú sút chéo góc bằng chân phải đánh bại thủ môn Pletikosa, đưa đội tuyển Anh vượt lên dẫn trước 1-0.

Phút 59, kịch bản tương tự lặp lại, Theo Walcott nhận đường chuyền của đồng đội từ trung lộ, trong tư thế không bị theo kèm trong vòng cấm, anh đẩy bóng 1 nhịp rồi tiếp tục hạ gục Pletikosa ở góc sút quen thuộc bằng chân phải, nâng tỷ số lên 2-0 cho đội tuyển Anh.

Phút 82, trong pha phản công nhanh, Rooney thực hiện đường chuyền từ trung lộ về khoảng trống trước khung thành đối phương. Từ giữa sân, Theo Walcott băng xuống như một chiếc xe công thức 1, đối mặt với thủ môn Pletikosa và thực hiện một pha bẻ lòng hoàn hảo bằng chân trái, ấn định chiến thắng 4-1 cho “Tam sư” - chấm dứt mạch 35 trận bất bại trên sân nhà của Croatia.

Theo Walcott thời điểm đó mới chỉ 19 tuổi 178 ngày, trở thành cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử ghi bàn cho đội tuyển Anh – thậm chí là một “hattrick”.

3 bàn thắng bằng cả chân trái và chân phải, Theo Walcott đã thể hiện những phẩm chất tốt nhất của mình, đó là tốc độ, khả năng chiếm lĩnh không gian, dứt điểm quyết đoán và đặc biệt là bản lĩnh thi đấu.

Đó cũng là hình ảnh mà những người yêu mến Theo Walcott đã từng và luôn mong mỏi được chứng kiến – băng lên từ cánh phải như một chiếc xe Công thức một, xé toang hàng phòng ngự đối phương.

Ở tuổi 17, Theo Walcott đã tạo dựng được vị thế mà mọi cầu thủ đều mơ ước. HLV của đội tuyển Anh trong giai đoạn này là Eriksson đánh giá rất cao tài năng trẻ này, Erikson đã cất công tới xem các buổi tập của Arsenal và nghiên cứu về các trận đấu cấp thấp hơn của Walcott ở các đội trẻ. Từ đó, HLV người Thụy Điển quyết định phải mang Walcott tới Đức dự World Cup 2006 – dù chưa một lần ra sân ở đội hình 1 của Arsenal.

Ở đội tuyển Anh, Theo Walcott được gọi là Lewis Hamilton vì “nhanh hơn cả chiếc xe đua Công thức một”.

Ở các cấp độ đào tạo trẻ trước đó, Theo Walcott được xưng tụng là “thần đồng”, là “George Best ở mọi vị trí”.

Thế nhưng, cũng như nhiều tài năng trẻ khác của bóng đá Anh được truyền thông “phủ hào quang” quá sớm, Theo Walcott chưa bao giờ đạt đến được đẳng cấp của những Wayne Rooney hay Michael Owen – những “thần đồng” khác của bóng đá Anh.

Sau “hattrick” vào lưới Croatia, Theo Walcott thi đấu trận tiếp theo cho đội tuyển quốc gia trong trong trận giao hữu với Ai Cập. Anh đã chơi mờ nhạt và bị thay thế bởi Shaun Wright-Phillips sau 57 phút.

Tại Euro 2012, Theo Walcott chỉ sắm vai dự bị và có 1 bàn thắng trong chiến thắng 3-2 của đội tuyển Anh trước Thụy Điển ở vòng bảng, trước khi bị loại ở vòng đấu loại trực tiếp.

Từ khi Southgate lên nắm quyền tại đội tuyển Anh, ông mới chỉ 3 lần sử dụng Theo Walcott và hiện nay thì anh không còn nằm trong kế hoạch của vị chiến lược gia 50 tuổi.

Tại Arsenal, Theo Walcott ghi được 108 bàn trong 397 lần ra sân trên mọi đấu trường, đạt tỷ lệ 3,7 trận/1 bàn thắng, rất nhiều trong số đó là những pha lập công đẳng cấp. Thế nhưng, tất cả chỉ dừng lại ở những khoảnh khắc xuất thần, những giai đoạn thăng hoa. Mang trên lưng số áo 14 với kỳ vọng sẽ là “truyền nhân” của Thierry Henry, thế nhưng Theo Walcott chưa bao giờ vươn tới tầm cỡ của huyền thoại người Pháp – là trụ cột, là đầu tàu của đội bóng.

Lý do thì có nhiều, nhưng hãy quay lại với nhận định của HLV Arsene Wenger về Theo Walcott ở cuối mùa giải 2007-2008, Walcott cuối cùng có thể thay đổi từ một cậu bé trở thành một người đàn ông và sẽ sớm trở thành một con quái vật. Ngược lại, dưới bàn tay “nhào nặn” của “Giáo sư”, Theo Walcott cũng giống như những tài năng trẻ khác của Arsenal như Jack Wilshere, Kieran Gibbs... dần dần bị thui chột. Những tài năng trẻ được “đưa lên mây” quá sớm trong một giai đoạn mà “Pháp thủ” đánh mất dần bản sắc, “an phận” ở vị trí “top 4” hay “top 6” – rõ ràng không thể tạo ra động lực đủ lớn để trở thành những “pháo thủ” thực thụ hay “quái vật”.

Chưa kể, với một người bảo thủ như Wenger, vị trí tiền đạo cắm của Arsenal luôn là những người mang tầm vóc chuẩn mực như Bergkamp, Henry, Van Persie, Adebayor và sau này là Giroud. Theo Walcott nhiều lần đề đạt nguyện vọng được đá tiền đạo cắm – và đã nhiều lần chứng minh anh chơi tốt ở vị trí này như thế nào, nhưng đều bị HLV người Pháp gạt đi.

Danh hiệu duy nhất mà Theo Walcott giành được cùng Arsenal chỉ là chiếc Cúp Liên đoàn năm 2007.

Năm 2018, Theo Walcott chuyển sang thi đấu cho Everton với mức giá chuyển nhượng 20 triệu bảng khi đã ở bên kia sườn dốc sự nghiệp. Thế nhưng, hào quang quá khứ không giúp Theo Walcott tìm được chỗ đứng trên hàng công của đội chủ sân Goodison Park.

Tiếc cho một tài năng!

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]