(Baothanhhoa.vn) - Trước “trận đánh lớn” AFF Cup 2018, để tránh cầu thủ bị phân tâm, các buổi tập gần đây của thầy trò HLV Park Hang Seo đều diễn ra trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Theo “lệnh” của ông thầy ngoại, giới ký giả chỉ được tác nghiệp trong khoảng 20 phút và buộc phải di chuyển khỏi thảm cỏ khi bài tập chính thức bắt đầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huấn luyện viên Park Hang Seo đặt “vùng cấm” với truyền thông

Trước “trận đánh lớn” AFF Cup 2018, để tránh cầu thủ bị phân tâm, các buổi tập gần đây của thầy trò HLV Park Hang Seo đều diễn ra trong tình trạng “cửa đóng then cài”. Theo “lệnh” của ông thầy ngoại, giới ký giả chỉ được tác nghiệp trong khoảng 20 phút và buộc phải di chuyển khỏi thảm cỏ khi bài tập chính thức bắt đầu.

Xét tiêu chí “bảo mật thông tin” thì “lệnh cấm” của ông Park Hang Seo là cần thiết bởi trong quá khứ, hậu trường đội bóng áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái từng xảy ra sự kiện một thành viên trong Ban huấn luyện đội tuyển Thái Lan “trà trộn” vào giới ký giả bản địa, nép mình trên một góc khán đài, trên tay là chiếc máy quay cùng cây bút, không ngừng ghi chép.

“Gã gián điệp” nọ ghi gì thì không ai hay biết nhưng ở trận đấu sau đấy vài ngày, Việt Nam đã thua đau và thua dễ trước “người Thái”. Nguyên nhân của thất bại, bên cạnh yếu tố đẳng cấp, người ta cho rằng do nhân sự, chiến thuật của đội nhà đã bị ban huấn luyện đội bóng xứ chùa Vàng “đọc vị”. “Bài vở” đã lộ, bảo sao không dễ bị đối phương khắc chế!

Ở góc độ khác, việc “cấm cửa” báo giới không phải chưa có tiền lệ. Trong quá khứ, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Toshiya Miura cũng “thiết quân luật” với những người làm công tác đưa thông tin, truyền hình ảnh. Đáng nói hơn, những quy định của nhà cầm quân người Nhật Bản này còn được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam “văn bản hóa” như một điều lệ bổ sung. Tương tự như vậy, ngày còn chèo lái đội tuyển, chiến lược gia người Áo A.Riedl còn đặt “tấm barie vô hình” cách địa điểm tập luyện hàng chục mét, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” cùng lời giải thích: Những gì tôi trao đổi với học trò, người ngoài không được biết và không cần phải tỏ tường. Muốn có ảnh thì ống kính telé có thể ghi hình ở khoảng cách cả trăm mét, hà cớ gì phải đứng gần?

Tuy nhiên, việc “đóng cửa” với báo chí không phải chưa để lại những hệ lụy buồn mà câu chuyện ở đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam cách đây vài năm là dẫn chứng điển hình.

Nhìn nhận một cách khách quan thì do đặc thù nên “lực hấp dẫn” của bóng chuyền kém hơn bóng đá. Thêm nữa, các buổi tập thường diễn ra trong “không gian đóng” (nhà thi đấu) nên dù muốn, dù không thì phóng viên cũng không thể “mục sở thị” quá trình rèn luyện của đội.

Chẳng biết có phải do không chịu sự “giám sát” của ký giả hay không mà ở các buổi tập của đội tuyển bóng chuyền nữ trước thềm SEA Games 28 thường xuyên diễn ra hình ảnh HLV Phạm Văn Long sừng sộ, quát nạt học trò. Thậm chí, ông Long còn áp dụng “chiến thuật”... văng tục, chửi bậy. Khi vụ việc bị phát hiện, một nhóm nhà báo đã cùng ký vào lá đơn, đề nghị Tổng cục Thể dục-Thể thao “tìm một HLV có đủ tư cách và tài năng cho đội tuyển nữ”. Với trường hợp này, việc “cấm cửa” phóng viên rõ ràng là “lợi bất cập hại”.

Ở trong nước còn thế thì lấy gì đảm bảo ở các giải đấu quốc tế, việc vận động viên không được tiếp xúc với báo giới không “gián tiếp tạo điều kiện” cho sự độc đoán, chuyên quyền, thiên vị của các thành viên trong ban huấn luyện.

Nhưng dẫu sao đi nữa thì chủ trương của “thầy Park” cũng được giới ký giả vui vẻ chấp hành dù không ít người cảm thấy khó chịu, bởi nó cho thấy sự đúng đắn, tính chuyên nghiệp.


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]