(Baothanhhoa.vn) - Như chúng ta đã biết, trước thực tế Đài Truyền hình quốc gia không đạt được những thỏa thuận về bản quyền truyền hình với ban tổ chức nên một bộ phận không nhỏ người hâm mộ nước nhà đã tìm đến một đường link có truyền hình trực tiếp các trận đấu của thầy trò HLV Park Hang Seo. Có thể nói, chính nhờ Asiad mà đường linh nọ bỗng trở nên “nổi tiếng” và được cộng đồng mạng “sôi sục” săn tìm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Hàng lậu” mùa Asiad!

Như chúng ta đã biết, trước thực tế Đài Truyền hình quốc gia không đạt được những thỏa thuận về bản quyền truyền hình với ban tổ chức nên một bộ phận không nhỏ người hâm mộ nước nhà đã tìm đến một đường link có truyền hình trực tiếp các trận đấu của thầy trò HLV Park Hang Seo. Có thể nói, chính nhờ Asiad mà đường linh nọ bỗng trở nên “nổi tiếng” và được cộng đồng mạng “sôi sục” săn tìm.

Trước khi bàn về “gói truyền hình bất đắc dĩ” này, hãy nhắc lại vấn nạn chống hàng lậu đã, đang và sẽ là đề tài “nóng bỏng” của Tổng cục Hải quan nước nhà.

Qua truyền thông, dư luận ít nhiều đã biết đến tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đang hoành hành trên phạm vi cả nước. Về vấn đề này, ông Đỗ Thanh Lam, Tổng thư ký Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam từng chỉ ra rất nhiều tác động tiêu cực từ hàng giả, hàng lậu đến doanh nghiệp làm ăn chân chính và quan trọng hơn, nó không chỉ gây hại cho một đời mà còn nhiều đời sau!

Tác hại của hàng giả, hàng lậu là điều không phải bàn cãi, nhưng trên thực tế, nó vẫn có chỗ đứng nhất định bởi “lợi thế” về giá thành - luôn thấp hơn gấp nhiều lần so với “hàng xịn” nên đã giải quyết được nhu cầu trước mắt của đa số người dân. Bởi vậy, có thể nói, khi đời sống và nhận thức người tiêu dùng chưa được cải thiện thì “cuộc chiến” chống hàng giả, hàng lậu vẫn sẽ còn cam go, chưa biết bao giờ mới thu được toàn thắng.

Trở lại vấn đề “con khát” của hàng triệu tín đồ thể thao nước nhà những ngày gần đây. Như đã nói, để thỏa niềm đam mê túc cầu giáo, rất nhiều khán giả đã tìm đến một đường link “lậu”, hoạt động chủ yếu theo cách thức “chôm chỉa” hình ảnh những trận đấu trên các trang tin điện tử nước ngoài rồi phát lại miễn phí.

Dẫu nghiệt ngã nhưng phải nhìn thẳng vào sự thật là khi tìm đến website này, hàng nghìn (thậm chí là hàng triệu) người hâm mộ cả nước đã và đang “tiêu thụ tài sản do... trộm cắp!” - một “tội” mà nếu chiếu theo Điều 250 Bộ luật Hình sự có thể “bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Mức án sẽ còn cao hơn với các trường hợp Có tổ chức, Tái phạm nguy hiểm, Thu lợi bất chính rất lớn...

Về phía nhà đài, trong quá khứ, VTVCab từng vướng vào bi kịch không thể kiểm soát việc vi phạm bản quyền với một gói truyền hình UEFA Champions League (giải bóng đá hàng đầu châu Âu cấp câu lạc bộ) và phải trả giá rất đắt khi mất quyền sở hữu. Theo phân tích của các chuyên gia, nạn “xem lậu” chính là một trong những nguyên nhân chủ đạo, gây cản trở cho các đài truyền hình trong việc tiếp cận, đàm phán giá cả khi muốn sở hữu bản quyền một giải đấu lớn.

Rõ ràng, hành động “xem lậu” của những khán giả Việt Nam mùa Asiad đang đặt ra nhiều vấn đề không nhỏ, đòi hỏi sự vào cuộc của các phương tiện truyền thông (để nâng cao nhận thức người dân) và quan trọng hơn, trước “con khát bóng đá” ấy, mong rằng các cơ quan chức năng sẽ sớm có giải pháp để nhà nhà, người người không phải “tiêu thụ tài sản trộm cắp” một cách bất đắc dĩ!


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]