(Baothanhhoa.vn) - Đã qua 2 năm các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 từ việc liên tục phải tạm hoãn, thay đổi thể thức thi đấu và cuối cùng là hủy bỏ cả mùa giải 2021. Đã đến lúc các nhà quản lý, những người làm bóng đá trong nước phải xây dựng được kịch bản “sống chung” với đại dịch cho bóng đá Việt Nam.

Đã là bóng đá chuyên nghiệp thì buộc phải thích ứng với hoàn cảnh

Đã qua 2 năm các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 từ việc liên tục phải tạm hoãn, thay đổi thể thức thi đấu và cuối cùng là hủy bỏ cả mùa giải 2021. Đã đến lúc các nhà quản lý, những người làm bóng đá trong nước phải xây dựng được kịch bản “sống chung” với đại dịch cho bóng đá Việt Nam.

Đã là bóng đá chuyên nghiệp thì buộc phải thích ứng với hoàn cảnh

Đã đến lúc bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam buộc phải thích nghi với trạng thái “bình thường mới”

Việc quyết định hủy các giải bóng đá quốc gia năm 2021 được xem là phương án phù hợp trong tình hình hiện nay khi diễn biến của dịch COVID-19 trong nước vẫn đang hết sức phức tạp. Việc hủy giải đấu cũng giúp các CLB giải quyết các vấn đề còn lại của mùa giải 2021 và chủ động chuẩn bị cho mùa giải 2022.

Khoảng thời gian còn lại của năm 2021 chính là thời điểm để LĐBĐVN và VPF xây dựng phương án tối ưu cho mùa giải 2022, trong đó kịch bản “sống chung” với dịch COVID-19 cần được hoạch định rõ. Đây là điều mà nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước có nền bóng đá phát triển đang thực hiện.

Đã là bóng đá chuyên nghiệp thì buộc phải thích ứng với hoàn cảnh

HLV Petrovic cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa tổ chức các giải quốc gia.

HLV Petrovic của Đông Á Thanh Hóa chia sẻ: Năm 2020 nhiều giải đấu quốc tế lớn, các giải vô địch quốc gia đã phải chấp nhận việc thi đấu không có khán giả, một số quốc gia đã phải hủy các giải đấu. Đây đều là những giải pháp mang tính tình thế do những biến cố bất ngờ, đột xuất do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tuy nhiên sang năm 2021, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), liên đoàn bóng đá các châu lục, liên đoàn bóng đá các quốc gia đều xây dựng các phương án tổ chức các giải đấu trong trạng thái “bình thường mới”. Điều này đồng nghĩa với việc, các giải đấu được tổ chức theo khung thời gian như định kỳ, thậm chí đã đưa khán giả trở lại các sân bóng. Điều này đã được thể hiện rõ tại kỳ Euro, Copa America vừa qua, cũng như các giải bóng đá lớn của châu Âu đang tổ chức như Champions League, Europa League, giải vô địch các quốc gia châu Âu, Nam Mỹ…

Phương án cho các đội tuyển quốc gia đều song hành với việc duy trì tổ chức các giải bóng đá quốc nội. Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện phương án vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa tổ chức các giải quốc gia.

Việc tổ chức giải V.League theo thể thức cũ (26 vòng đấu) là hoàn toàn khả thi. Chỉ khi tham gia các giải bóng đá mới có thể duy trì được hoạt động, bảo đảm sự tồn tại cho các CLB.

Đã là bóng đá chuyên nghiệp thì buộc phải thích ứng với hoàn cảnh

Các cầu thủ xuất sắc, ưu tú từ các CLB chính là những nhân tố quan trọng làm nên sức mạnh cho đội tuyển quốc gia. Bởi vậy, các giải bóng đá quốc gia hàng năm chính là “nguồn sống” quan trọng cho mục tiêu đó. Giới chuyên môn, các CLB và người hâm mộ đều mong muốn có phương án tổ chức các giải bóng đá quốc gia năm 2022 một cách tối ưu và hiệu quả nhất, bảo đảm hài hòa về lợi ích của cả ban tổ chức giải và các CLB. Đây chính là yêu cầu mà bóng đá Việt sẽ phải vượt qua nhằm thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]