(Baothanhhoa.vn) - Như chúng ta đã biết, màn ẩu đả của một số cầu thủ nữ tại trận Bán kết giải bóng đá nữ VĐQG 2018 giữa CLB Thành phố Hồ Chí Minh 1 và Than Khoáng sản (TKS) Việt Nam cách đây vài ngày đã phải chịu những án phạt rất nghiêm từ ban tổ chức. Tuy nhiên, chỉ ít giờ trước khi các học trò của huấn luyện viên Kim Chi bước vào trận Chung kết với Phong Phú Hà Nam (diễn ra vào 16h chiều qua (15-10-2018), mọi thông tin liên quan đến án phạt đối với cầu thủ bất ngờ bị gỡ khỏi trang chủ của Liên đoàn ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện ở giải bóng đá Nữ VĐQG: Ban kỷ luật bất ngờ xóa án “sơ thẩm”!

Như chúng ta đã biết, màn ẩu đả của một số cầu thủ nữ tại trận Bán kết giải bóng đá nữ VĐQG 2018 giữa CLB Thành phố Hồ Chí Minh 1 và Than Khoáng sản (TKS) Việt Nam cách đây vài ngày đã phải chịu những án phạt rất nghiêm từ ban tổ chức. Tuy nhiên, chỉ ít giờ trước khi các học trò của huấn luyện viên Kim Chi bước vào trận Chung kết với Phong Phú Hà Nam (diễn ra vào 16h chiều qua (15-10-2018), mọi thông tin liên quan đến án phạt đối với cầu thủ bất ngờ bị gỡ khỏi trang chủ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF).

Để có cái nhìn toàn diện về chuyển động “xưa nay hiếm” này, hãy nhắc lại một diễn biến ở V.League, liên quan đến án phạt dành cho ngoại binh Hoàng Vũ Samson của Hà Nội FC tại vòng 3 mùa bóng 2017.

Trận đấu ấy, chân sút nhập tịch đã tranh bóng bằng cách... đạp thẳng vào đùi cầu thủ đối phương. Ấy thế nhưng, sau khi tiến hành “mổ băng”, đại diện Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã đưa ra kết luận đầy bất ngờ: Đấy chỉ là tình huống “liều lĩnh” chứ không “bạo lực”! Và nó đã châm ngòi cho một “làn sóng” phản ứng vô cùng mạnh mẽ từ khán giả cả nước. Có kẻ còn đặt ra nghi ngờ về một sự “bảo kê” từ ban kỷ luật với tập thể được sự “chống lưng” của nhà tài phiệt Đỗ Quang Hiển.

Trước bức xúc từ dư luận, những người nắm gia pháp buộc phải xóa bản án cũ, treo giò chân sút này 2 trận kế tiếp.

Trở lại những diễn biến đang “nóng bỏng” ở sân cỏ bóng đá nữ. Theo kết luận ban đầu, bốn cầu thủ Trần Nguyễn Bảo Châu (số 18), Nguyễn Thị Mỹ Anh (số 25), Trần Thị Phương Thảo (số 37), Trần Thị Thu (số 15) của đội chủ nhà bị phạt mỗi người 10 triệu đồng và đình chỉ thi đấu 5 tháng. Đây cũng là mức án dành cho 2 cầu thủ của đội TKS.Việt Nam: Đội trưởng Phạm Hoàng Quỳnh (số 8) và Khổng Thị Hằng (số 32).

Ngay sau khi bản án được tuyên, truyền thông nước nhà đã dấy lên những quan điểm trái chiều. Đa số ý kiến cho rằng đây là mức án... thiếu nhân văn bởi từ lâu, so với đồng nghiệp Nam, giải Bóng đá nữ luôn phải chịu rất nhiều thiệt thòi - từ sự “ghẻ lạnh” của báo giới, khán giả đến thực tế “đắng lòng” là thu nhập từ quả bóng tròn của các cô gái luôn... thấp hơn mặt đất! Theo tiết lộ của chính những người trong cuộc thì với những nữ cầu thủ không thuộc diện “sao số”, mỗi tháng họ chỉ nhận được chừng 2-3 triệu đồng. Điều này có nghĩa nếu cứ y án “sơ thẩm” sẽ có cầu thủ phải “treo niêu” ngót nửa năm trời. “Nói cách khác, VFF đã đánh vào... nồi cơm của các nữ cầu thủ” - một khán giả nhận định.

Ngược lại, một số ý kiến (không nhiều) cho rằng việc “xử nhanh”, “xử nghiêm” là cần thiết. Thêm nữa, quy chế, điều không phân biệt... giới tính. Đã là bóng đá chuyên nghiệp thì cứ luật mà xử!

Đây chính là những biểu hiện cho thấy, nhiều khả năng hành động Liên đoàn gỡ bản án khỏi trang chủ là sự chuẩn bị cho một lần “sửa án” tiếp theo bởi như đã phân tích, với các nhà làm giải, chuyện “sửa án” (đặc biệt là do sức ép từ người hâm mộ) không phải là chưa có tiền lệ.

Nhưng sửa như thế nào (giảm án để “chiều lòng” đa số khán giả hay giữ nguyên hình phạt để chứng tỏ tinh thần “thượng tôn pháp luật”) lại là bài toán không dễ cho đáp án.

Kết luận cuối cùng sẽ có trong ít ngày nữa!


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]