(Baothanhhoa.vn) - Không chỉ gây ấn tượng với người hâm mộ khi là đại diện đầu tiên của Đông Nam Á giành vé vào vòng đấu loại trực tiếp Asian Cup 2019, đội tuyển Thái Lan hiện còn là tâm điểm chú ý của dư luận khi họ đã và đang sở hữu một HLV trưởng không đủ bằng cấp theo quy định của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện Asian Cup 2019: “Nợ bằng cấp” - chuyện thật như đùa!

Câu chuyện Asian Cup 2019: “Nợ bằng cấp” - chuyện thật như đùa!

(Ảnh minh họa)

Không chỉ gây ấn tượng với người hâm mộ khi là đại diện đầu tiên của Đông Nam Á giành vé vào vòng đấu loại trực tiếp Asian Cup 2019, đội tuyển Thái Lan hiện còn là tâm điểm chú ý của dư luận khi họ đã và đang sở hữu một HLV trưởng không đủ bằng cấp theo quy định của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC).

Thật vậy, theo “chuẩn”, các HLV dẫn dắt tuyển quốc gia tham dự các giải đấu chính thức ở châu Á phải có chứng chỉ Pro License do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) cấp. Tuy nhiên, sau thất bại “tan tác” trong trận ra quân, Thái Lan đã bất ngờ “trảm tướng” và đưa nhà cầm quân tạm quyền Yodyadthai lên chỉ đạo, nhưng oái oăm thay, ông Yodyadthai chưa có chứng chỉ Pro License này.

Càng ngạc nhiên hơn nữa là AFC lại chấp thuận cho người đàn ông 49 tuổi này “chính danh” ngồi ghế chỉ đạo đội bóng xứ Chùa Vàng. Theo giải thích từ ban tổ chức, khi “thay ngựa giữa dòng”, Hiệp hội bóng đá Thái Lan đã cam kết ông Yodyadthai sẽ theo học khóa đào tạo để lấy chứng chỉ này của FIFA sau khi Asian Cup 2019 khép lại. Được AFC đồng ý, ông Yodyadthai đã chứng tỏ là một “kẻ đóng thế” rất mát tay khi giúp “bầy voi” giành 4/6 điểm tối đa ở 2 trận đấu còn lại để giành ngôi nhì bảng.

Câu chuyện “nợ bằng cấp” ở Asian Cup 2019 khiến người ta không thể không nhắc tới chuyện nhà cầm quân Lê Thụy Hải vì không có đủ bằng cấp cần thiết đối với một HLV ở sân chơi V.League đã buộc phải đăng ký chức danh giám đốc kỹ thuật thời còn dẫn dắt đội bóng bên bờ sông Mã và CLB B. Bình Dương; hay liên tưởng tới một chuyển động từng khiến cuộc thi Hoa hậu Việt Nam “dậy sóng” cách đây 3 năm.

Tại cuộc thi sắc đẹp năm ấy, trong quy chế của ban tổ chức, ngoài các điều kiện “đạo đức tốt”, “có vẻ đẹp tự nhiên”, mục “trình độ văn hóa” được ghi rất rõ: Tốt nghiệp THPT trở lên! Theo điều tra của báo giới, trong danh sách các ứng viên, người đẹp Nguyễn Thị Như Thủy đã học xong chương trình THPT nhưng chưa dự thi tốt nghiệp. Đồng nghĩa cô nữ sinh trường Trần Phú (Đà Nẵng) không đáp ứng được tiêu chí bằng cấp.

Cuối cùng, để vẫn được tranh tài, thí sinh này đã cam kết: Sau khi cuộc thi hoa hậu kết thúc sẽ trở về quê nhà đăng ký... thi tốt nghiệp. Và cũng như câu chuyện bằng cấp của HLV Yodyadthai, ban tổ chức đã đồng ý.

Ở góc độ khác, đừng quên rằng trước Đại hội VIII Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa diễn ra cách đây vài tháng, theo lời cựu Phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức, vì “lợi ích nhóm” nên người ta bỗng dưng “thòng” điều kiện “Phải có bằng cử nhân” đối với các ứng viên được đề cử để loại ông.

Không còn nghi ngờ gì nữa, cái gọi là “tiêu chí”, “điều kiện” trong nhiều cuộc ganh đua không hề được tôn trọng. Hay nói đúng hơn, khi cần, người ta sẽ dùng “quy chế” để hạ bệ nhau nhưng nếu muốn hoàn toàn có thể tìm cách “vượt rào” để chiều lòng “ai đó”.

Thêm nữa, dẫu sao thì cuộc thi hoa hậu vẫn là “chuyện nội bộ” trong phạm vi một quốc gia. Còn Asian Cup 2019 là giải đấu danh giá nhất châu lục, thu hút sự chú ý của người hâm mộ toàn cầu mà ban tổ chức vẫn sẵn sàng nhân nhượng và giải thích bằng những luận điệu không giống ai thì không thể đồng tình.

MẠNH HÀ


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]