(Baothanhhoa.vn) - Quan tâm đầu tư nâng cao điều kiện cơ sở vật chất từ cơ sở đến cấp tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của phong trào TDTT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

(Bài 2): Đầu tư có trọng điểm để nâng cấp cơ sở vật chất cho phong trào TDTT

Quan tâm đầu tư nâng cao điều kiện cơ sở vật chất từ cơ sở đến cấp tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển của phong trào TDTT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

(Bài 2): Đầu tư có trọng điểm để nâng cấp cơ sở vật chất cho phong trào TDTTNhà thi đấu TDTT của huyện Quan Sơn đang được thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12-2022.

Tin liên quan:
  • (Bài 2): Đầu tư có trọng điểm để nâng cấp cơ sở vật chất cho phong trào TDTT
    (Bài 1): Cơ sở vật chất cho phong trào TDTT quần chúng vừa thiếu lại vừa yếu

    Phát triển phong trào TDTT gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021-2030 là nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện. Tuy vậy, tại nhiều địa phương trong tỉnh, điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT có nơi vẫn còn thiếu và yếu.

Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư các công trình TDTT hiện đại, không ngừng củng cố các thiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân được tập luyện, giao lưu thi đấu thường xuyên, qua đó phát triển phong trào TDTT trong giai đoạn mới hiện nay. Điển hình như huyện Thọ Xuân là một trong những địa phương tiêu biểu có hệ thống sân vận động - nhà thi đấu TDTT hoàn chỉnh, hiện đại nhất trong tỉnh. Sau một thời gian đầu tư xây dựng, cụm công trình sân vận động và nhà thi đấu mới của huyện đã được hoàn thành và được đưa vào sử dụng phục vụ các hoạt động văn hóa, TDTT, tổ chức các sự kiện quan trọng của địa phương. Sân vận động được xây dựng theo mô hình sân Olympic, có đường piste, sức chứa trên 4.000 người. Trong khi đó, nhà thi đấu đa năng cũng được đầu tư xây dựng hiện đại có sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi. Cùng với đó, 30/30 xã, thị trấn của huyện có nhà văn hóa (hội trường văn hóa đa năng) cơ bản đạt chuẩn, 30 khu thể thao, trong đó 6/30 khu thể thao xây dựng đạt chuẩn (đạt tỷ lệ 20%), 100% các xã, thị trấn đã tiến hành rà soát, đưa vào quy hoạch đất xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao đạt chuẩn theo quy định. Nhiều nhà văn hóa có khuôn viên rộng đã đầu tư sân bóng chuyền, sân bóng đá, bóng chuyền hơi, sân cầu lông, bàn bóng bàn và các thiết bị thể thao khác phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của Nhân dân. Nhiều sân tập, phòng tập TDTT do các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tại các khu dân cư đã đáp ứng nhu cầu luyện tập thể thao ngày càng cao của người dân. Những con số nói trên là điểm tựa quan trọng để huyện Thọ Xuân phát triển phong trào TDTT của địa phương, đồng thời có điều kiện để đào tạo, huấn luyện các VĐV tham gia thi đấu và giành thứ hạng cao tại các giải cấp tỉnh.

Quan Sơn là một trong những huyện miền núi đã giành được những thành tích cao tại các giải đấu cấp tỉnh thời gian qua như: Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ IX, các kỳ hội thi thể thao các dân tộc toàn tỉnh và các giải thể thao khác. Để đạt được kết quả trên, huyện Quan Sơn đã từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT. Việc quy hoạch đất để xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa và thể thao từ huyện đến cơ sở được quan tâm. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện có công trình sân vận động được lát cỏ nhân tạo hiện đại, bể bơi ngoài trời và hiện đang xây dựng nhà thi đấu mới. Công trình dự kiến được hoàn thành vào cuối tháng 12-2022 sẽ góp phần hoàn chỉnh công trình TDTT cấp huyện. Cùng với đó, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có hội trường văn hóa đa năng, thành lập được các trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, 80/94 nhà văn hóa - khu thể thao bản, khu phố. Đây là yếu tố căn bản để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân luyện tập TDTT, nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần. Huyện Quan Sơn cũng phát huy được thế mạnh phong trào TDTT ở địa phương, đồng thời tìm kiếm những VĐV xuất sắc đi thi đấu và giành thành tích cao các giải cấp tỉnh. Ông Lê Văn Thơ, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quan Sơn, cho biết: Phong trào TDTT quần chúng của huyện Quan Sơn trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh, thành tích thi đấu cấp tỉnh cũng được cải thiện rõ rệt. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự linh hoạt, sáng tạo, huyện đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT từ cấp huyện đến cơ sở. Tạo điều kiện và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa - thể thao là đòn bẩy quan trọng để huyện tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” cũng như tiếp tục phát triển phong trào TDTT của địa phương trong giai đoạn 2021-2030.

Trong khi đó, một số địa phương ven biển như huyện Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn và TP Sầm Sơn cũng là những điểm sáng về đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT. Huyện Hậu Lộc đã có sân vận động mới được đầu tư khá hiện đại, đủ điều kiện để tổ chức các giải đấu cấp tỉnh. Bên cạnh đó, dù quỹ đất khá hạn hẹp, nhưng các xã ven biển của huyện Hậu Lộc cũng quan tâm nâng cấp các công trình TDTT đáp ứng nhu cầu tập luyện của Nhân dân. Đối với TP Sầm Sơn không ngừng củng cố hệ thống cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT với nhà thi đấu, sân vận động, bể bơi, sân tennis. Thành phố cũng xây dựng và hình thành các tuyến đường tổ chức giải đua xe đạp, giải việt dã, các giải chạy; nơi tổ chức các môn thể thao bãi biển, như: bóng đá, bóng chuyền, quần vợt... Bên cạnh đó, các phường, xã trên địa bàn cũng đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa xây dựng các công trình TDTT. Hệ thống cơ sở vật chất phát triển là cơ sở để phong trào TDTT TP Sầm Sơn phát triển mạnh, đồng đều, qua đó đơn vị đã đạt thành tích xếp thứ 4 toàn đoàn tại Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ IX, vị trí cao nhất từ trước tới nay.

Ông Nguyễn Duy Tự, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Thực hiện Đề án “Phát triển TDTT tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ngành cùng các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục dành sự đầu tư có trọng điểm cho việc nâng cấp các điều kiện về cơ sở vật chất cho phong trào TDTT một cách đồng bộ, chất lượng, trong đó cần hoàn chỉnh các hạng mục sân vận động, nhà thi đấu thuộc trung tâm văn hóa - thể thao cấp huyện, thị xã, thành phố; các công trình thuộc các thiết chế văn hóa - thể thao cấp xã, phường, thị trấn. Qua đó tạo điều kiện tốt nhất để người dân được tập luyện thường xuyên, phong trào TDTT tiếp tục “giữ lửa” và phát triển rộng rãi, phong phú, đa dạng hơn. Đây là cơ sở để mô hình câu lạc bộ thể thao, gia đình thể thao tiếp tục được nhân rộng. Các địa phương, đơn vị đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực xây dựng các công trình TDTT, các địa phương có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư các công trình TDTT. Những yếu tố nói trên chính là đòn bẩy quan trọng để các địa phương cùng với tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển phong trào TDTT, xứng với vị thế là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc.

Bài và ảnh: Mạnh Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]