(Baothanhhoa.vn) - Để tạo nguồn vận động viên (VĐV) thể thao, nhất là thể thao thành tích cao, những năm qua, Thanh Hóa đã huy động các nguồn lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện cho việc tập luyện và thi đấu TDTT; đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách trong việc tuyển chọn, đào tạo và chế độ, chính sách cho VĐV, HLV, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp TDTT.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao

Để tạo nguồn vận động viên (VĐV) thể thao, nhất là thể thao thành tích cao, những năm qua, Thanh Hóa đã huy động các nguồn lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện cho việc tập luyện và thi đấu TDTT; đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách trong việc tuyển chọn, đào tạo và chế độ, chính sách cho VĐV, HLV, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp TDTT.

Nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo vận động viên thể thao thành tích caoCác vận động viên bộ môn karate tập luyện.

Đến nay, toàn tỉnh có trên 16.500 công trình, sân bãi, phòng tập; 36 dự án đầu tư xây dựng các công trình TDTT với diện tích trên 132 ha, tổng mức đầu tư khoảng 1.520,5 tỷ đồng... Với sự quan tâm đầu tư từ các nguồn lực và thực hiện bài bản, nghiêm túc trong các khâu tuyển chọn, đào tạo VĐV, nhiều năm qua tại các đấu trường quốc gia, khu vực và thế giới các VĐV Thanh Hóa đã gặt hái được nhiều thành tích nổi bật. Trong đó, giai đoạn 2010-2020, các VĐV Thanh Hóa đã giành được khoảng 400 huy chương các loại (150 Huy chương Vàng) tại các giải vô địch khu vực, châu lục và thế giới, góp phần vào thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam. Còn tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014 và lần thứ VIII năm 2018, đoàn Thanh Hóa liên tục xếp thứ 4 toàn quốc.

Đạt được kết quả trên, trong công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống đào tạo VĐV theo 4 tuyến để tập trung tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện tài năng và tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Do vậy, trong giai đoạn 2010 - 2020, các môn thể thao thành tích cao của Thanh Hóa luôn duy trì từ 27-32 môn và được phân môn theo chương trình thi đấu thể thao của quốc gia, khu vực và thế giới. Trong đó, đội ngũ VĐV tuyến I (đội tuyển tỉnh, đội tuyển trẻ tỉnh) luôn thực hiện khoảng từ 434-450/500VĐV/năm; lực lượng VĐV năng khiếu (tuyến II) bình quân hàng năm thực hiện trên 300-450VĐV/năm; môn bóng đá hàng năm đào tạo khoảng 150 VĐV. Hàng năm trung bình có khoảng 140-150 VĐV đạt đẳng cấp kiện tướng, dự bị kiện tướng và cấp I quốc gia. Đặc biệt, để có đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài bảo đảm các điều kiện cho việc tập luyện và thi đấu, hàng năm đội ngũ này đã được quan tâm cử đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 115 HLV cấp tỉnh, 65 trọng tài cấp quốc gia.

Cùng với thực hiện nghiêm túc công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đề án... để thúc đẩy phát triển sự nghiệp TDTT, đồng thời thường xuyên sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách cho VĐV, HLV thể thao thành tích cao, phù hợp với quy định của Trung ương, tạo động lực để các VĐV yên tâm tập luyện, thi đấu, cống hiến cho nền thể thao tỉnh nhà và đất nước, như: Đề án phát triển lực lượng VĐV tuyến III, tạo nguồn VĐV cho các môn thể thao thành tích cao; chính sách hỗ trợ đối với học sinh năng khiếu TDTT; quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV, HLV thể thao thành tích cao; chính sách khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, TDTT... Bên cạnh đó, các phòng, đơn vị liên quan của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã chủ động ứng dụng nghiên cứu khoa học vào công tác tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện và phát triển VĐV; đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào công tác huấn luyện cho VĐV trong huấn luyện và thi đấu, phù hợp với điều kiện về kinh tế và nhân lực. Cùng với đó, hệ thống quản lý dữ liệu về thành tích của các VĐV đang từng bước được đầu tư xây dựng nhằm tích hợp dữ liệu, so sánh đối chiếu, xây dựng mô hình và đánh giá trình độ phát triển từng thời kỳ cho VĐV; chế độ dinh dưỡng chung được đảm bảo; chế độ dinh dưỡng đặc thù từng môn cụ thể được thực hiện theo sự tư vấn của các chuyên gia về dinh dưỡng thể thao, nâng cao thể trạng, sức khỏe cho các VĐV. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho VĐV thể thao luôn được quan tâm với nhiều giải pháp trong việc giáo dục, nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng và kịp thời xử lý những phát sinh về tư tưởng đối với VĐV. Do vậy, nhìn chung các VĐV đều yên tâm học tập, rèn luyện và thi đấu, không có các hiện tượng VĐV tham gia các tệ nạn xã hội.

Bài và ảnh: Duy Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]