(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, những năm qua, phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng ở huyện Quan Sơn đã có nhiều khởi sắc. Để phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng các tiêu chí, nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động TDTT thiết thực, gắn với gìn giữ và phát huy các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương, hướng tới xây ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bước phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở Quan Sơn

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, những năm qua, phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng ở huyện Quan Sơn đã có nhiều khởi sắc. Để phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng các tiêu chí, nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động TDTT thiết thực, gắn với gìn giữ và phát huy các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương, hướng tới xây dựng một xã hội thường xuyên tập luyện TDTT.

Thi đấu môn đẩy gậy tại Đại hội TDTT xã Trung Xuân.

Hàng năm, cùng với việc tổ chức tốt các hoạt động TDTT như: Ngày chạy Olympic vì sức khỏe cộng đồng; giải việt dã cấp huyện, huyện còn thường xuyên tổ chức các giải bóng chuyền nam, nữ toàn huyện; giải cầu lông, bóng bàn và các giải TDTT khác gắn với các ngày lễ, tết, kỷ niệm của quê hương, đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc trong huyện.

Cùng với việc tổ chức các giải đấu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động TDTT được quan tâm đầu tư. Ngoài ngân sách đầu tư của các địa phương, nhất là thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện còn đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực cho các hoạt động TDTT. Trong quy hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn mới, các địa phương đều dành quỹ đất phù hợp cho xây dựng thiết chế văn hóa, TDTT. Đến nay toàn huyện có 1 sân vận động bóng đá nhân tạo cấp huyện; 13 sân vận động cấp xã (trong đó có 6 sân đảm bảo đủ diện tích); 115 sân bóng chuyền; 20 bàn bóng bàn; 55 sân cầu lông, 1 nhà tập luyện thi đấu (trường THCS dân tộc nội trú). Đây là nguồn lực quan trọng đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của các tầng lớp nhân dân và tổ chức các giải đấu TDTT của các địa phương. Theo bà Ngân Thị Kiệu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Quan Sơn, để thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT trong các tầng lớp nhân dân, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tùy theo khả năng, mỗi người lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để rèn luyện, nâng cao sức khỏe; đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất sân bãi thi đấu. Cùng với cơ sở vật chất hiện có, trong năm 2018 thị trấn đã quy hoạch và trích từ ngân sách địa phương khoảng 1 tỷ đồng để xây dựng sân vận động và nhà văn hóa để người dân tập luyện các môn TDTT và sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Nhờ quan tâm đúng mức, thị trấn Quan Sơn là địa phương dẫn đầu toàn huyện về số dân thường xuyên tham gia tập luyện TDTT (trên 50%). Trong đó, môn bóng đá phát triển mạnh với 1 câu lạc bộ và 6 khu dân cư đều có đội bóng thường xuyên tập luyện và thi đấu tại các giải do huyện tổ chức.

Còn tại xã Sơn Hà, mặc dù còn khó khăn về thiết chế thể thao, nhất là sân bãi tập luyện, nhưng phong trào tập luyện TDTT, nhất là các môn như: Bóng chuyền, cầu lông, bóng đá... phát triển mạnh trong các trường học và bản, làng, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân. Đến nay toàn xã có 23% dân số thường xuyên tập luyện TDTT; 12 đội bóng chuyền nam, nữ. Tại Đại hội TDTT xã Sơn Hà lần thứ IV, năm 2017 có trên 200 vận động viên tham gia thi đấu các môn thể thao như: Bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ và tung còn.

Có thể khẳng định, phong trào luyện tập TDTT của huyện Quan Sơn ngày càng phát triển sâu rộng, có chất lượng, trở thành hoạt động thường xuyên không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhân dân, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đến nay, toàn huyện có trên 63% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 52/99 bản, khu phố được công nhận danh hiệu văn hóa; 34/40 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa; xã Tam Lư đã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Đặc biệt, tại đại hội TDTT cấp cơ sở năm 2017, 100% xã, thị trấn tổ chức đại hội TDTT với số môn thi đấu thấp nhất là 5 môn, nhiều nhất 8 môn thể thao, như: Bóng đá, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, cầu lông... Trung bình số vận động viên tham gia thi đấu các môn 300 vận động viên/đơn vị; số lượng cổ động viên tham gia cổ vũ tại đại hội từ 700 đến 1.500 lượt người/đơn vị.


Bài và ảnh: Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]