Israel ngày 26/1 thông báo nước này sẽ triển khai tiêm chủng mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dễ bị tổn thương trên 18 tuổi, trong nỗ lực đối phó với các đợt bùng phát dịch liên tiếp tại nước này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Israel tiêm vaccine mũi 4 cho nhóm dễ tổn thương trên 18 tuổi

Israel ngày 26/1 thông báo nước này sẽ triển khai tiêm chủng mũi thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dễ bị tổn thương trên 18 tuổi, trong nỗ lực đối phó với các đợt bùng phát dịch liên tiếp tại nước này.

Israel tiêm vaccine mũi 4 cho nhóm dễ tổn thương trên 18 tuổiNgười cao tuổi chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tel Aviv, Israel. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quan chức cấp cao thuộc Bộ Y tế Israel Nachman Ash cho biết trong giai đoạn mới của chiến dịch tiêm chủng tại nước này, đối tượng ưu tiên tiêm mũi thứ 4 là người trên 18 tuổi có hệ miễn dịch suy yếu và lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Ông Nachman Ash dẫn một nghiên cứu cho thấy mũi tiêm thứ 4 vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer có khả năng tăng gấp 3 đến 5 lần lượng kháng thể chống virus SARS-CoV-2 ở người được tiêm, so với người tiêm 3 mũi.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế Israel, hơn 600.000 người trong tổng số 9,4 triệu dân của nước này đã tiêm mũi 4.

Israel là một trong những nước đầu tiên trên thế giới triển khai các chiến dịch tiêm chủng đại trà ngừa COVID-19.

Từ mùa Hè năm ngoái, nước này đã bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường và phê duyệt tiêm mũi thứ 4 cho người cao tuổi và người có nguy cơ cao.

Trong vài ngày gần đây, Israel liên tục chứng kiến số ca nhiễm mới tăng vọt do sự lây lan của biến thể Omicron.

Quốc hội Israel (Knesset) thông báo ngày 25/1 đã thông qua một đạo luật nhằm giảm bớt quyền hạn của chính phủ trong ban hành các quy định về hạn chế hoạt động xã hội liên quan đến dịch bệnh.

Theo đạo luật mới, chính phủ sẽ chỉ được ban bố "tình trạng khẩn cấp y tế” hoặc “tình huống y tế đặc biệt” với điều kiện trong 7 ngày phải được sự thông qua của Ủy ban hiến pháp hoặc toàn thể Knesset, nếu không, các quyết định này sẽ tự động mất hiệu lực.

Tình huống y tế đặc biệt chỉ được công bố khi xã hội đứng trước một nguy cơ thực sự về dịch bệnh, và phải được toàn thể thành viên nội các thông qua.

Tình trạng khẩn cấp chỉ được ban bố khi dịch bệnh đã lây lan đến một mức độ nghiêm trọng nhất định, đồng thời phải có ý kiến từ Bộ trưởng Y tế và các chuyên gia của Bộ Y tế về việc này.

Các quyết định về phong tỏa xã hội, yêu cầu học sinh chuyển sang học trực tuyến hoặc hạn chế người dân xuất nhập cảnh sẽ chỉ được thực hiện trong điều kiện “tình trạng khẩn cấp."

Ngoài ra, đạo luật cũng giới hạn thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp tối đa 45 ngày và thời gian áp dụng tình huống y tế đặc biệt tối đa 90 ngày.

Như vậy, ngay sau khi đạo luật mới có hiệu lực kể từ tháng 2 tới, “tình trạng khẩn cấp” được Chính phủ Israel công bố từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020 sẽ tự động hết hiệu lực.

Đạo luật mới cũng yêu cầu không áp dụng quy định về kiểm tra chứng nhận tiêm chủng và miễn dịch tại các điểm cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.

Theo AFP


Theo AFP

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]