Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động thương mại qua cặp cửa khẩu phụ Khẹo - Tha Lấu
Có nhiều tiềm năng để phát triển giao thương sang nước bạn Lào và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nâng cấp, song đến nay, hoạt động thương mại qua Cửa khẩu phụ Khẹo, xã Bát Mọt (Thường Xuân) còn gặp nhiều khó khăn.
Cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu Khẹo kiểm soát người, phương tiện xuất nhập cảnh qua biên giới.
Theo báo cáo của Trạm Biên phòng Cửa khẩu phụ Khẹo, Đồn Biên phòng Bát Mọt, Quốc lộ 47 được nối dài đến Cửa khẩu phụ Khẹo đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân hai tỉnh Thanh Hóa, Hủa Phăn (nước bạn Lào) qua lại thăm thân, khám chữa bệnh, trao đổi hàng hóa. Năm 2022, tại cửa khẩu này có hơn 4 nghìn lượt người và trên 2 nghìn lượt phương tiện xuất nhập cảnh. Năm 2023, con số này tăng cao, đạt gần 8 nghìn lượt người và gần 5 nghìn lượt phương tiện xuất nhập cảnh (chủ yếu là xe máy của cư dân biên giới). Song hoạt động thương mại còn rất khó khăn.
Theo Quyết định số 3370/QĐ-UBND, ngày 7/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh, Cửa khẩu phụ Khẹo được phép hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân. Và trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu này. Tuy nhiên đến nay, hoạt động thương mại qua đây mới chỉ dừng lại ở mức hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân biên giới, thuộc diện miễn thuế. Trong khi, khoảng cách giao thông từ cửa khẩu này về đường Hồ Chí Minh, hoặc TP Thanh Hóa ngắn hơn, thuận lợi hơn so với 2 cửa khẩu còn lại trên địa bàn tỉnh là Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Quan Sơn) và Cửa khẩu chính Tén Tằn (Mường Lát).
Lý giải về điều này, theo Điều 30 Nghị định thư số 72/2010/SL-LPQT, ngày 17/12/2010 (Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào, ký tại Hà Nội ngày 15/9/2010, có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2010), thì cặp cửa khẩu phụ Khẹo - Tha Lấu không thuộc danh mục cặp cửa khẩu được phép hoạt động liên vận. Việc qua lại của người và phương tiện qua các cặp cửa khẩu phụ do hai tỉnh có chung biên giới thỏa thuận.
Ông Ngô Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa, cho biết, dù được phép hoạt động thương mại, nhưng chưa được phép hoạt động liên vận là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng không có hàng hóa xuất nhập khẩu phát sinh thuế hải quan qua Cửa khẩu phụ Khẹo. Quy định này bắt buộc phương tiện vận tải hàng hóa từ Lào sang Việt Nam, hoặc ngược lại buộc phải quay đầu trước khu vực kiểm soát liên ngành. Trong khi từ khu vực kiểm soát của cả hai nước đến biên giới vẫn còn một quãng đường (khoảng 200m). Do vậy, nếu có hạ tải tại khu vực kiểm soát cửa khẩu thì cũng chẳng có cách nào đưa hàng hóa qua bên kia biên giới.
Cơ sở vật chất bên Cửa khẩu phụ Tha Lấu, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào đã được đầu tư, đảm bảo cho lực lượng liên ngành kiểm soát cửa khẩu.
Vậy nên, hoạt động thương mại qua cặp Cửa khẩu phụ Khẹo - Tha Lấu mới chỉ dừng lại ở nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Mà theo Nghị định 134/NĐ-CP, ngày 1/9/2016 của Chính phủ thì hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế với giá trị hải quan không quá 2 triệu đồng/người/ngày/lượt và không quá 4 lượt/tháng.
Được biết, nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại qua cặp cửa khẩu phụ Khẹo - Tha Lấu, Sở Công Thương đã kiến nghị với UBND tỉnh giao cơ quan có chức năng liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất thỏa thuận, ký kết văn bản giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn về việc tạo điều kiện cho phương tiện của hai tỉnh được phép qua lại cặp cửa khẩu này vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, làm cơ sở để các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước tại cửa khẩu triển khai thực hiện. Đồng thời thông báo nội dung cho chính quyền tỉnh Hủa Phăn biết và chủ động triển khai các thỏa thuận giữa hai nước. Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên, phía bên kia Cửa khẩu phụ Khẹo, nước bạn Lào đã đầu tư xây dựng nhà làm việc của lực lượng liên ngành quản lý cửa khẩu. Tuy nhiên vì chưa được phép hoạt động liên vận, không có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phát sinh thuế hải quan, nên nhiều phòng làm việc trong khu nhà này vẫn bị bỏ trống.
Kể cả Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa, đơn vị được giao quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu phụ Khẹo cũng rất ít khi phải xuất hiện tại khu vực này. Nguyên nhân chính là chưa có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phát sinh thuế hải quan. Chi cục trưởng Ngô Văn Thành cho biết thêm, nếu được phép hoạt động liên vận, có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phát sinh thuế, đơn vị sẽ thành lập tổ công tác hải quan thường trực tại khu vực Cửa khẩu phụ Khẹo để giải quyết thủ tục, nhanh chóng thông quan hàng hóa...
Tại Quyết định số 1201/QĐ-TTg, ngày 14/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thì Cửa khẩu phụ Khẹo được quy hoạch nâng cấp lên cửa khẩu chính trong giai đoạn 2023 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là cửa khẩu quốc tế. Hiện tại các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành khảo sát và đánh giá các yếu tố để xem xét, đề xuất thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng theo ông Ngô Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa thì, một trong những điều kiện để nâng cấp cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính phải chứng minh được kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy nên việc đàm phán, ký kết thỏa thuận giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn về cho phép hoạt động liên vận qua cặp cửa khẩu phụ Khẹo - Tha Lấu đang trở nên cần thiết.
Bài và ảnh: Đỗ Đức
{name} - {time}
-
2025-01-11 18:14:00
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
-
2025-01-11 14:31:00
Từ 20/1, chủ mã số vùng trồng không trực tiếp xuất khẩu phải khai báo
-
2024-04-18 09:13:00
Bản tin tài chính 18/4/2024: Giá vàng trên đà tăng, chờ cú bứt phá
Xăng và dầu mazut đi lên, các mặt hàng dầu còn lại giảm gần 200 đồng mỗi lít
Thực hiện các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất
Hoàn thành các nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng với cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45
Bức tranh kinh tế - xã hội quý I/2024: Nhiều gam màu sáng (Bài cuối): Kiên định mục tiêu, nỗ lực cán đích
Bản tin tài chính 17/4/2024: Thị trường vàng chao đảo trước sức bán mua ồ ạt
Bay khắp Australia, làm mới chính mình với vô vàn ưu đãi từ Vietjet
Bức tranh kinh tế - xã hội quý I/2024: Nhiều gam màu sáng (Bài 4): Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm
Chung kết cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp” năm 2024
Tập huấn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm