(Baothanhhoa.vn) - Những tháng đầu năm 2023 nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng liên tục giảm, chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, trong đó có nhiều DN phải rút khỏi thị trường vì gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Thách thức vẫn “bủa vây” doanh nghiệp

Những tháng đầu năm 2023 nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng liên tục giảm, chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, trong đó có nhiều DN phải rút khỏi thị trường vì gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Thách thức vẫn “bủa vây” doanh nghiệpCông nhân trong ca sản xuất tại Công ty TNHH May Hoàng Tùng, xã Trung Chính (Nông Cống).

Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã có 750 DN đăng ký giải thể và tạm ngừng hoạt động, chưa kể đến việc có nhiều DN tạm dừng hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh mà không thông báo với cơ quan chức năng.

Những con số trên cho thấy công tác phát triển DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp khó ở hầu hết các địa phương, các ngành nghề, lĩnh vực. Giám đốc Công ty TNHH May Hoàng Tùng, xã Trung Chính (Nông Cống) Nguyễn Bá Tùng chia sẻ: Từ cuối tháng 8-2022 đơn hàng bắt đầu có dấu hiệu “đứt gãy”. Trong tình trạng chung, May Hoàng Tùng cũng đang cho công nhân nghỉ ngày thứ bảy và không tăng ca, thêm giờ. Tình hình này dự báo có thể kéo dài đến hết Tết Nguyên đán hoặc nửa cuối tháng 2 năm sau. Hiện công ty đang nỗ lực tìm kiếm thêm các đơn hàng trong và ngoài nước, chấp nhận bù giá và lỗ cũng làm để bảo đảm có việc cho công nhân.

Không chỉ các DN sản xuất, nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang gặp khó, nhất là về thị trường, đơn hàng, giá cả nguyên vật liệu, nguồn vốn... Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hà Thành, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) chuyên cung cấp các sản phẩm điện tử, linh kiện và thiết bị văn phòng cũng đang trong giai đoạn “lao đao”. Với tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, đối với những mặt hàng không thiết yếu thì người dân cũng đang hạn chế tối đa “chi tiền”.

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm nền kinh tế vẫn còn tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát gia tăng, tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thành lập DN. Trước thực tế này, các ngành, các địa phương đang tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển DN đã đề ra.

Cùng với các giải pháp hỗ trợ từ chính quyền và các cơ quan chức năng, chính bản thân các DN cũng cần tận dụng thời cơ tiến hành chuyển đổi số, tích hợp, áp dụng công nghệ số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý và tạo ra các giá trị mới; từ đó duy trì sản xuất, kinh doanh, tìm cơ hội vượt qua thách thức.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]