(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, Trường Trung cấp Nghề huyện Thạch Thành luôn xác định rõ vai trò, nhiệm vụ đào tạo nghề nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Trong quá trình đào tạo, nhà trường chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nói chung, phụ huynh, học sinh nói riêng về học nghề. Đồng thời, xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy được giao. Chủ động kết nối, hợp tác với doanh nghiệp trên địa bàn để đào tạo theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo nghề, nhà trường đang gặp nhiều khó khăn, như cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp; đội ngũ giáo viên thiếu ở nhiều bộ môn.

Thạch Thành nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề

Những năm qua, Trường Trung cấp Nghề huyện Thạch Thành luôn xác định rõ vai trò, nhiệm vụ đào tạo nghề nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Trong quá trình đào tạo, nhà trường chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nói chung, phụ huynh, học sinh nói riêng về học nghề. Đồng thời, xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy được giao. Chủ động kết nối, hợp tác với doanh nghiệp trên địa bàn để đào tạo theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo nghề, nhà trường đang gặp nhiều khó khăn, như cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp; đội ngũ giáo viên thiếu ở nhiều bộ môn.

Thạch Thành nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghềHọc sinh Trường Trung cấp Nghề huyện Thạch Thành trong giờ học nghề may thời trang.

Dẫn chúng tôi đi tham quan phòng học thực hành, hàng chục học sinh chăm chú vận hành máy may theo hướng dẫn của giáo viên. Cô Mai Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề huyện Thạch Thành, cho biết: Thời gian học tập của học sinh ở trường sáng học văn hóa, chiều học thực hành. Giáo viên luôn tận tình dạy các môn văn hóa, đồng thời, chỉ dẫn từng thao tác vận hành máy may. Nhờ đó, học sinh nhà trường nắm bắt bài học nhanh và thành thạo. Hiện nay, nhà trường tích cực thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm trong quản lý, giảng dạy. Với mục tiêu phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao để cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đi đôi với đó, nhà trường chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên có phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn cao, đạo đức trong sáng, đủ uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đào tạo nghề được giao.

Cũng theo lãnh đạo nhà trường, hàng năm, nhà trường luôn chú trọng công tác tư vấn, tuyển sinh bằng nhiều phương pháp, như trực tiếp đến từng trường THCS, các xã, thôn, bản trên địa bàn huyện Thạch Thành để tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nói chung, phụ huynh, học sinh nói riêng về học nghề. Từ đó, công tác tuyển sinh đào tạo của trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Nhà trường hiện đang đào tạo các nghề trung cấp, như lâm sinh, chăn nuôi - thú y, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kế toán doanh nghiệp, may thời trang, công nghệ thông tin, hàn, sửa chữa thiết bị may... Nhà trường tăng cường liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện để đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng. Trong đó, đáng chú ý là nhà trường đã liên kết với Công ty TNHH S&H Vina đóng trên địa bàn xã Thành Tâm (Thạch Thành) xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo sơ cấp, trung cấp nghề cho người lao động của doanh nghiệp và được lãnh đạo công ty đánh giá cao về chất lượng đào tạo.

Cùng với đó, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhà trường khuyến khích giảng viên, học sinh tham gia các cuộc thi nhằm phát huy tinh thần sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nâng cao ý thức rèn luyện, trau dồi trình độ tay nghề. Đồng thời, nhà trường luôn tạo môi trường thuận lợi cho học sinh chủ động rèn luyện, học tập, phát huy tư duy sáng tạo và tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ngoại khóa. Để tạo việc làm cho học sinh khi tốt nghiệp, nhà trường đã chủ động gắn kết, hợp tác với doanh nghiệp để giới thiệu học sinh thực tập và giải quyết việc làm. Chính vì vậy, những năm gần đây, nhà trường luôn thu hút học sinh học nghề tăng cao so với chỉ tiêu tuyển sinh được giao. Nếu như năm học 2021-2022, nhà trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh 197 học sinh, đã tuyển sinh được 228 học sinh; năm 2022-2023 nhà trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh 197 học sinh, đã tuyển sinh được 207 học sinh và phủ đều trên khắp các ngành nghề đang đào tạo tại nhà trường. Số học sinh sau khi ra trường có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó, khoảng 40% học sinh ra trường đi xuất khẩu lao động; khoảng 55% các nghề chủ yếu như may mặc, hàn, sửa chữa thiết bị may... có việc làm. Những học sinh tốt nghiệp nghề hàn đều có việc làm, với thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng; chăn nuôi - thú y làm việc trong các công ty, như Newhope, Dabaco và các trang trại vệ tinh, thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng; nghề may làm việc tại các doanh nghiệp may trên địa bàn huyện hoặc các huyện lân cận, với thu nhập trung bình 5 - 7 triều đồng/người/tháng; nghề sửa chữa thiết bị may, thu nhập 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo của Trường Trung cấp Nghề huyện Thạch Thành, cho thấy tâm lý của đa số người dân trên địa bàn huyện chưa quen với việc phân luồng học sinh và kinh tế gia đình còn eo hẹp. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và sinh hoạt cho học sinh đang dần xuống cấp, hư hỏng và thiếu. Trang thiết bị dạy nghề một số ngành nghề còn thiếu, một số học sinh ở xa chưa có khu ký túc xá để ở lại tại trường và phải ở trọ hoặc đi về trong ngày với quãng đường dài, đi lại khó khăn. Diện tích đất sử dụng chưa bảo đảm theo quy chuẩn của trường trung cấp nghề tối thiểu là 20.000m2 đối với khu vực đô thị và 40.000m2 đối với khu vực ngoài đô thị. Xưởng thực hành chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định để đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình học nghề. Đội ngũ giáo viên thiếu hầu hết ở các ngành nghề, như nghề hàn, sửa chữa thiết bị may, may thời trang,... và một số môn văn hóa khác. Ngoài ra, nhà trường thiếu biên chế giáo viên giảng dạy các môn chung, như chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh, hiện nhà trường đang ký hợp đồng giáo viên và hợp đồng thỉnh giảng để giảng dạy. Nhân viên chuyên môn làm việc ở các phòng chức năng còn thiếu và chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ.

Để đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng tăng của học sinh trên địa bàn, cô Mai Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề huyện Thạch Thành đề nghị huyện Thạch Thành, các sở, ngành, các đơn vị có liên quan của tỉnh, UBND tỉnh quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của nhà trường, như khu làm việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phòng học chức năng, xưởng thực hành, khu ký túc xá, sân thể dục - thể thao... đồng thời, bổ sung thêm giáo viên ở các bộ môn còn thiếu và nhân viên chuyên môn làm việc ở các phòng chức năng. Về phía nhà trường thời gian tới, tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy được giao. Tập trung cho công tác tư vấn, tuyển sinh; cập nhật bổ sung, đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội; chủ động liên hệ, tăng cường liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến nội dung trong đào tạo nghề.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]