Thạch Thành: Khẩn trương vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
Mưa bão gây ngập úng trên diện rộng, làm tăng nguy cơ bùng phát và lây lan các bệnh như tiêu chảy, tay chân miệng, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết; các bệnh lây truyền qua nguồn nước hoặc từ động vật. Để chủ động ứng phó, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành đã chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, cơ số thuốc, vật tư y tế; thành lập các tổ cấp cứu, tổ xử lý dịch, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh.
Ngay sau khi nước rút, 8 địa phương bị ngập lụt trên địa bàn huyện Thạch Thành đã khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ; công tác vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh đang được tập trung thực hiện, góp phần đưa cuộc sống của người dân sớm trở lại bình thường.
Thị trấn Kim Tân là một điểm nóng về mưa lũ, ngập lụt. Trạm y tế thị trấn luôn chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc liên quan đến các bệnh thường gặp sau mưa bão như tiêu chảy, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết; các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết để phòng chống dịch bệnh. Trạm có phương án nước rút đến đâu, cử cán bộ, nhân viên đến khu phố, từng hộ dân làm vệ sinh môi trường, trong đó, khử khuẩn giếng nước, nắm bắt một số dịch bệnh phát sinh sau lũ.
Trạm Y tế thị trấn Kim Tân thành lập đội phòng chống dịch, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân khu vực bị ngập lụt cách phòng chống bệnh dịch, xử lí nguồn nước.
Tại xã Thành Mỹ có 72 hộ dân bị nước ngập vào nhà từ 0,5m đến 1,2m. Ngay sau khi nước lũ rút, Trạm y tế xã đã huy động lực lượng cán bộ, y bác sĩ cùng Nhân dân thau rửa giếng khơi bằng hóa chất, vận động Nhân dân thu dọn đồ đạc, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh sau lũ thường gặp như tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết...
Tại xã Thành Trực, ngay khi nước bắt đầu rút sau nhiều ngày ngập lụt, hơn 100 hộ dân tại 6 thôn đã bắt tay vào dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.
Cán bộ Trạm Y tế xã Thành Trực tuyên truyền cho người dân một số bệnh thường gặp sau khi có tình trạng ngập úng xảy ra trên địa bàn...
... và hướng dẫn cách xử lý nguồn nước để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân. Bác sĩ CKII Đặng Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành, cho biết: Trung tâm đã cấp hơn 125 kg Cloramin B, 100kg phèn chua, 16 lít hóa chất phun khử khuẩn và các phương tiện, trang thiết bị cho 8 xã, thị trấn có nhiều hộ dân bị ngập lụt để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh và thanh khiết môi trường đạt hiệu quả cao nhất. Cùng với sự nỗ lực phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan chức năng, để không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trong mùa mưa bão, người dân cần chủ động tự bảo vệ sức khỏe của bản thân; trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh môi trường nhằm hạn chế các dịch bệnh truyền nhiễm.
Tô Hà
{name} - {time}
-
2024-12-15 10:01:00
Hàn Quốc phát hiện trường hợp cúm gia cầm độc lực cao
-
2024-12-15 07:10:00
Các biện pháp phòng bệnh dại theo khuyến cáo của Bộ Y tế
-
2024-09-18 14:32:00
Ca tái tạo lồng ngực bằng titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Việt Nam
Bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống ngực cao bằng phương pháp ngoài cuống
Những việc người dân cần làm để bảo vệ sức khỏe mùa mưa lũ
Bộ Y tế: Ứng phó kịp thời dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ
Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường mắc sau bão lụt và mưa lũ
Mở ra cơ hội điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Phòng chống các dịch bệnh thường gặp sau bão lũ
Đa khoa Tâm Việt - Phòng khám nam khoa tại Thanh Hóa: Dịch vụ y tế chuyên nghiệp
Xây dựng hệ thống y tế đáp ứng mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển
Tin mới cho người nhiễm HPV: Cách đào thải HPV an toàn, kể cả người mang thai