Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Ngày 4/4, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 31/CĐ-TTg về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, tình trạng nắng nóng đang diễn biến phức tạp, bất thường tại các tỉnh khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh khu vực phía Bắc, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy rừng cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).
Thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra cháy rừng trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Khánh Hòa, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang,...
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, năm 2024 nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nền nhiệt cao hơn năm 2023.
Nắng nóng kèm theo thiếu hụt lượng mưa, làm nguy cơ xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi là rất cao, gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.
Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.
Theo đó, UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Có phương án cụ thể, chi tiết, bố trí lực lượng thường trực tại các chốt, trạm để kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao. Rà soát, lập danh sách các khu rừng có nguy cơ cháy cao, đặc biệt chú trọng các khu rừng ở phía Bắc bị ảnh hưởng do đợt rét đậm, rét hại vừa qua, tạo ra lớp vật liệu cháy lớn trong rừng.
Đồng thời, UBND các cấp và các cơ quan chức năng tổ chức trực ban, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ tại những khu vực có mức cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên; tăng cường công tác tuần tra, canh gác, phát hiện sớm lửa rừng và đảm bảo lực lượng ứng trực, sẵn sàng huy động lực lượng tại chỗ xử lý ngay khi cháy rừng xảy ra.
Bố trí phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”; chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; có phương án sẵn sàng, chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước.
Các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2030, kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật...
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy; dừng ngay việc dùng lửa để xử lý thực bì và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao.
Các địa phương, đơn vị theo dõi thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ nắng nóng, nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng (website của Cục Kiểm lâm: kiemlam.org.vn , website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: nchmf.gov.vn); Thông tin, báo cáo ngay khi có cháy rừng về Cục Kiểm lâm theo số điện thoại: 098 666 8 333; Email: fpd@kiemlam.org.v n, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi toàn quốc, trong đó khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách như Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động thực hiện các phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng; duy trì, dự báo, cảnh báo, nguy cơ cháy rừng để thông tin kịp thời trên các phương tiện truyền thông; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, nhất là các khu vực trọng điểm về cháy rừng; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng; duy trì chế độ thường trực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia, để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi xảy ra cháy rừng; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ kinh phí cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng từ nguồn đầu tư phát triển của các bộ, ngành, địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Các bộ, ngành khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo chức năng quản lý nhà nước được phân công.
TS
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-04-04 17:10:00
Như Xuân tích tụ được 3.037 ha đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao
Thành lập Hiệp hội Tre huyện Quan Sơn
Giá xăng E5 RON 92 và dầu DO đồng loạt tăng
Kỳ vọng từ giống dứa nuôi cấy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tổ chức hội nghị khách hàng năm 2024
Phát triển mô hình trồng chanh không hạt
Khơi thông nguồn vốn hỗ trợ mua nhà ở xã hội
Bản tin tài chính 4/4/2024: Vàng SJC lên sát 82 triệu đồng/lượng
Thúc đẩy vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
Tỷ giá tăng nóng: Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường