(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây rác thải nhựa (RTN) có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên việc tái chế và thu gom loại rác thải này lại chưa được như mong muốn. Qua khảo sát, đánh giá của ngành chức năng cho thấy, với tỷ lệ RTN chiếm khoảng 9% khối lượng rác thải sinh hoạt, quá trình đốt và chôn lấp sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước và không khí.

Tác động của rác thải nhựa, vi nhựa đến môi trường

Những năm gần đây rác thải nhựa (RTN) có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên việc tái chế và thu gom loại rác thải này lại chưa được như mong muốn. Qua khảo sát, đánh giá của ngành chức năng cho thấy, với tỷ lệ RTN chiếm khoảng 9% khối lượng rác thải sinh hoạt, quá trình đốt và chôn lấp sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước và không khí.

Tác động của rác thải nhựa, vi nhựa đến môi trườngHoạt động xử lý rác thải sinh hoạt của lò đốt rác thải tại bãi rác thị trấn Quán Lào (Yên Định).

Các nghiên cứu, phân tích đã chỉ ra rằng, nhựa PVC nguyên chất có chứa khoảng 49% clo. Đốt nhựa PVC giải phóng ra các halogen gây độc hại và chúng còn có thể liên kết, vận chuyển các chất ô nhiễm trong không khí. Đốt cháy túi ni lông hay bất kỳ loại nhựa nào ngoài trời có thể tạo ra dioxin, furan và các chất độc hại khác. Đặc biệt, việc tái chế nhựa thủ công, ví như đốt dây cáp bọc nhựa để thu kim loại có thể giải phóng hóa chất độc hại ra môi trường. Các sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhựa là các hạt tro bay phát thải trong không khí và tro cặn rắn (màu đen của cacbon) có khả năng cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống. Từ thực tiễn cũng như qua phân tích, đánh giá, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc đốt RTN ở ngoài môi trường tự nhiên cũng như trong các hệ thống công nghệ không bảo đảm chất lượng hoặc tái chế nhựa thủ công bằng máy móc thô sơ là một trong những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường không khí.

Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí, RTN cũng là một trong những tác nhân làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Qua thống kê của ngành chức năng, lượng RTN thất thoát ra môi trường xuất phát từ đất liền những năm gần đây là khoảng trên 136.000 tấn/năm, dự báo đến năm 2025 là 143.782 tấn, năm 2030 là 189.194 tấn. Nếu tính cả lượng nhựa thất thoát từ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản con số trên sẽ tăng 146.538 tấn vào năm 2025 và 191.194 tấn vào 2030.

Với khối lượng RTN lớn như vậy sự tác động đến môi trường nước các lưu vực sông và các vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là khó tránh khỏi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tác động vật lý của RTN đến môi trường nước là rất lớn, nhất là khi các mảnh nhựa trôi nổi sẽ cung cấp “phương tiện di chuyển” cho các sinh vật làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến hệ sinh thái. Đặc biệt, RTN trong môi trường nước theo thời gian bị phân mảnh tạo ra các hạt vi nhựa ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Sự ô nhiễm môi trường nước bởi RTN, vi nhựa cũng dẫn tới sự ô nhiễm các thành phần môi trường khác.

Đối với môi trường đất, ô nhiễm nhựa cũng là mối lo ngại hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác động có hại của vi nhựa đối với cấu trúc của đất, sự cân bằng nước trong đất, đặc tính hóa học và hệ sinh vật của đất như vi sinh vật, rễ và mô thực vật. Các hạt vi nhựa, nano nhựa có thể được vi sinh vật hấp thụ hoặc chúng tự bám vào các mô rễ cây rồi xâm nhập vào trong, từ đó có thể làm thay đổi cấu trúc tế bào của rễ cây. Kết quả là các hạt nhựa này sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người thông qua việc sử dụng các sản phẩm thu hoạch từ thực vật đã hấp thụ các hạt vi nhựa, nano nhựa.

Được biết, vi nhựa thứ cấp thải ra trong quá trình thu gom, xử lý, vận chuyển và chôn lấp chất thải rắn đô thị. Ô nhiễm vi nhựa thứ cấp cũng liên quan đến việc sử dụng nhựa nông nghiệp, chẳng hạn như sử dụng nhà màng, nhà lưới, nhựa che phủ nhà kính, màng nhựa để ngăn chặn cỏ dại, thoát hơi nước, bầu ươm cây...

Đặc biệt, màng nhựa phủ đất thường được làm từ LDPE - là vật liệu phân hủy rất kém trong đất đang có chiều hướng gia tăng. Hầu như màng nhựa sau khi sử dụng đều bị vứt bỏ cùng với các loại rác thải khác mà không được thu gom xử lý. Kết quả khảo sát, đánh giá mới đây của ngành chức năng về thành phần, tỷ lệ các loại rác nhựa trên địa bàn Thanh Hóa cho thấy, nhựa LDPE (túi nilon, vỏ bánh, chai đựng hóa chất, găng tay nilon) chiếm tỷ lệ lớn nhất và dao động trong khoảng 22,1% - 63,33%, trong đó huyện Đông Sơn có tỷ lệ LDPE cao nhất.

Từ thực tế trên, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc kiểm soát ô nhiễm chất thải nhựa, vi nhựa trong môi trường đất là rất quan trọng. Đây cũng được xem là giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn trước khi nó kịp phát tán ra các thành phần môi trường khác như môi trường nước và không khí nếu như chúng chưa xử lý kịp thời.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]