Sự chăm lo cần thiết
Nghề dạy học được xếp vào hàng cao quý nhất trong những nghề cao quý. Thế nhưng đứng trước nhiều áp lực cuộc sống, gần đây số nhà giáo xin nghỉ dạy học rất nhiều. Chỉ trong 3 năm (2020-2023) có hơn 40.000 giáo viên mầm non, phổ thông nghỉ việc, bỏ việc. Năm 2024 con số này vẫn rất đáng lo khi tiếp tục có hơn 7.000 người rời trường học.
Sự ra đi của người thầy là đáng tiếc, những người tiếp tục gắn bó với nghề thực sự rất đáng quý. Chúng ta cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ để giữ chân nhà giáo, đồng thời phải nhanh chóng có các biện pháp để tăng cường, bổ sung đội ngũ nhà giáo mới có chất lượng, tâm huyết.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mới đây đã nêu quan điểm: Phải nhìn nhận giáo viên trong hệ thống giáo dục công lập là những viên chức đặc biệt. Bên cạnh được hưởng quyền lợi đối với viên chức trong hệ thống pháp luật, thì cần có một số chính sách đặc thù để có cơ hội cho nhà giáo phát triển tốt hơn. Đó là cách để giữ chân nhà giáo, nhất là giáo viên giỏi.
Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 8, cơ quan soạn thảo đã đưa vào một số nội dung được dư luận xã hội đánh giá là đề cao lợi ích cho ngành như đề xuất miễn học phí cho con giáo viên. Điều này đã được đưa ra khỏi dự thảo luật, tuy nhiên phải nhìn nhận ở phương diện tích cực, đây cũng là cách để giúp các trường sư phạm tuyển dụng được thêm nhiều sinh viên giỏi. Cùng với đó giúp cho giáo viên ở vùng khó khăn tiết kiệm một phần nguồn lực để nâng cao đời sống, góp phần hạn chế giáo viên bỏ nghề.
Bộ Chính trị gần đây đã có ý kiến thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Hiện tại, Luật Nhà giáo đang được Quốc hội thảo luận để ban hành trong thời gian sớm nhất. Với nhiều nội dung có tính đột phá, Luật Nhà giáo là một bước cụ thể tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với nghề dạy học, người giáo viên, hy vọng sẽ là một văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý quan trọng góp phần vào việc chăm lo chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, quản trị đội ngũ nhà giáo theo hướng hệ thống, bài bản, bền vững, từ đó phát triển đội ngũ nhà giáo xứng tầm với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Phải nhìn nhận đó là sự đánh giá công bằng với một nghề đặc thù, nghề cao quý để có sự ủng hộ cần thiết.
Tuệ Minh
- 2024-11-12 13:00:00
Củng cố, duy trì kỷ cương dạy và học trong các nhà trường
- 2024-11-12 09:15:00
Trường CĐ Y tế Thanh Hóa có 4 giải tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc
- 2024-11-10 21:09:00
Thanh Hóa có 6 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Thanh Hóa có 1 giảng viên được vinh danh “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương
Thị xã Bỉm Sơn đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập
Trường THPT Hậu Lộc 2 kỷ niệm 40 năm thành lập và đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2
Chuyển đổi số ở ngành giáo dục và đào tạo Thạch Thành
Chủ động dạy học, thích ứng với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tô thắm truyền thống hiếu học trên quê hương ven biển Hậu Lộc
Học và làm theo Bác trong đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt” (Bài 2): Những cách làm hay