(Baothanhhoa.vn) - Chiều 4/11 Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức tổ chức chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023”.

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Chiều 4/11 Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức tổ chức chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023”.

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Toàn cảnh chung kết cuộc thi

Cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp” là hoạt động thường niên của Trường ĐH Hồng Đức. Thông qua cuộc thi nhằm lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, cung cấp thông tin khởi nghiệp, tìm kiếm, tôn vinh các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong sinh viên; tuyển chọn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, sáng tạo, có tính khả thi cao để tiếp tục hỗ trợ, ươm tạo thành các mô hình khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong tương lai gần. Đồng thời, tạo cơ hội để sinh viên giao lưu với doanh nghiệp tiêu biểu, tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

PGS.TS Đậu Bá Thìn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức phát biểu khai mạc chung kết cuộc thi.

Cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” thu hút hàng trăm sinh viên các khoa đào tạo tại Trường ĐH Hồng Đức tham gia với 78 dự án dự thi. Trải qua các vòng sơ khảo, Ban tổ chức cuộc thi đã lựa chọn được 12 dự án xuất sắc nhất, có tiềm năng tham dự vòng chung kết.

Vòng chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” diễn ra sôi nổi, các tác giả, nhóm tác giả đã trình bày, thuyết trình ý tưởng của mình và trả lời các câu hỏi trực tiếp của Ban tổ chức.

Dự án: Comehome safely - niềm vui cho bạn, hạnh phúc cho mọi nhà

(Nhóm tác giả Lê Đình Hiếu, Nguyễn Hải Nam, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức)

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Thực hiện dự án Comehome safely - niềm vui cho bạn, hạnh phúc cho mọi nhà (với dịch vụ chính là lái xe hộ), sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian và tiền bạc; giảm rủi ro tai nạn giao thông do bia rượu, mệt mỏi thiệt hại về con người và vật chất; đồng thời, tạo động lực cho các bạn trẻ khởi nghiệp từ những dịch vụ sáng tạo ngay tại quê hương mình.

Theo ước tính dự án có tổng mức vốn đầu tư là 1,55 tỷ đồng, được đầu tư theo hai giai đoạn theo hướng ngày càng nhân rộng về quy mô. Trong đó, giai đoạn 1 (1 năm): Thực hiện việc đăng kí khung pháp lý, thủ tục của công ty. Marketing, quảng bá tại các huyện, thị xã, thành phố lân cận và dọc theo đường biển tỉnh Thanh Hóa... Doanh thu ước tính hằng năm giai đoạn 1 là 1.815,5 triệu đồng. Giai đoạn 2 (2-5 năm tiếp theo): Nhân rộng mô hình ra trung tâm các huyện, thị xã tại Thanh Hóa. Marketing, quảng bá khắp địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo tính toán, công suất ước tính có thể phục vụ tối đa 51 chuyến của khách hàng trong một ngày, phục vụ tối đa trong một thời điểm cùng lúc là 17 chuyến của khách hàng. Để đảm bảo an toàn cho khách hàng, dự án sẽ được thực hiện cụ thể theo các bước đó là: Thiết lập hợp đồng với khách hàng; xác nhận điểm đến của khách hàng và thanh toán số tiền của dịch vụ; xác nhận quay video những tài sản của khách hàng có trước khi lên xe, trong thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ; đưa khách hàng lên xe, thắt dây an toàn, đặt camera trong xe và tiến hành đi đến địa điểm khách yêu cầu; đến địa điểm, tiến hành quy trình bàn giao tài sản cho khách hàng; gửi video, hình ảnh dịch vụ vừa sử dụng xong lên hệ thống chăm sóc khách hàng.

Dự án sẽ được quảng bá rộng rãi trên các kênh thông tin như: Dán số hotline tại các cửa hàng, quán ăn, nhậu; kênh online giới thiệu thông qua các hội nhóm tại Thanh Hóa; qua app đặt tài xế Comehome safely; giới thiệu, quảng cáo trên Fanpage cá nhân...

Dự án “Sữa gạo Amazake nâng tầm giá trị nông sản Việt”

(Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Anh, Phạm Phương Anh, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường ĐH Hồng Đức)

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Dự án “Sữa gạo Amazake nâng tầm giá trị nông sản Việt”, với mục tiêu tạo ra các sản phẩm lên men truyền thống có lợi cho sức khỏe cộng đồng. Mang lại nguồn thu nhập cao, chủ động nhờ mô hình liên kết các điểm bán, giảm thiểu rủi ro, chi phí đầu tư thấp, thời gian quay vòng đồng vốn nhanh.

Các nguyên liệu vật liệu để làm ra nước gạo amazake đó là: Nấm nguồn Aspergillus oryzae; nguồn men; gạo sau khi đã lên men; nồi ủ sữa gạo; thành phẩm sữa gạo lên men.

Quy trình công nghệ được thực hiện qua các bước như sau: Nhân nhanh sinh khối tạo men vi sinh từ nấm Aspergillus oryzae; Sản xuất gạo lên men từ nguồn men nấm mốc; Sản xuất sữa gạo lên men từ nguồn gạo koji.

Dự án “Sữa gạo Amazake nâng tầm giá trị nông sản Việt ” được đầu tư theo ba giai đoạn, theo hướng ngày càng nhân rộng về quy mô, có tính liên kết với nhiều hình thức kinh doanh tương tự để hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Theo đó, dự kiến kế hoạch của nhà đầu tư như sau:

Giai đoạn 1 (1 năm): - Kêu gọi vốn đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Công ty và nhà xưởng sản xuất nguồn men, sản xuất sản phẩm; giai đoạn 2 (2 năm tiếp theo): Tiếp tục xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong đó chú trọng đến tìm kiếm và mở rộng thị trường theo hình thức liên kết, nhượng quyền thương mại; giai đoạn 3 (những năm tiếp theo), dần ổn định hệ thống doanh nghiệp, tích cực mở rộng thị trường. Lên phương án đầu tư mới theo hướng liên kết phát triển với các điểm bán trên toàn quốc, tiếp tục là nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào và cung cấp kỹ thuật cho các cửa hàng liên kết...

Sản phẩm sẽ được bán trực tiếp tại cơ sở sản xuất tại TP Thanh Hóa, phân phối qua các đại lý tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thông qua các kênh bán hàng trực tuyến như Facebook, Youtube, tiktok, shopee, lazada...

Dự án: Thịt dúi - Đặc sản vùng cao

(Nhóm tác giả Vi Thị Thảo, Quách Thị Hoài Thương, Lương Thị Thu, K24 - Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao Khoa KHXH, Trường ĐH Hồng Đức)

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Với lợi thế vùng núi cao khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào có sẵn trong tự nhiên địa bàn xã Yên Nhân (Thường Xuân) là một nơi lý tưởng để triển khai mô hình nuôi dúi. Đồng thời du lịch sinh thái của địa bàn huyện Thường Xuân đang được phát triển (du lịch Bản Mạ) vì thế mà nhu cầu sử dụng sản phẩm cũng được tăng cao. Từ đó có thể thấy rằng việc triển khai mô hình nuôi dúi ở đây có triển vọng cao.

Mục tiêu của dự án là: Phát triển và hoàn thiện mô hình nuôi dúi thịt; thu lợi nhuận từ dự án, giải quyết tốt bài toán tài chính cho người dân; tạo ra sản phẩm mang đậm nét vùng cao, đồng thời quảng bá tên tuổi quê hương; tận dụng lợi thế tự nhiên; tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc.

Thị trường tiêu thụ dúi là tại các khu du lịch ở huyện Thường Xuân, và các nhà hàng, quán lẩu trên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn giống là chọn dúi đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh. Nguồn dúi đã được thuần hóa ở các cơ sở nuôi giống có uy tín. Dự án chọn nguồn cung dúi giống uy tín từ trang trại dúi giống đảm bảo được các tiêu chuẩn.

Dự án dự kiến thực hiện trong 5 năm (2023 - 2027), với năm đầu tư là năm 2022. Nguồn vốn sẵn có của gia đình là 200 triệu đồng, còn lại là vốn vay từ bạn bè và người thân. Trên diện tích đất 200m2, dự kiến sẽ đầu tư 100 chuồng nuôi dúi giống với tổng số dúi giống là 100 con.

Theo ước tính, doanh thu năm đầu tiên ước tính giao động từ 55,8 -74,5 triệu đồng (thấp nhất), 65,880-87,7 triệu đồng (cao nhất). Doanh thu các năm sau sẽ được tính theo bài toán lãi kép và có sự cân đối hợp lý, ước tính doanh thu năm 2 có thể tăng lên 20%.

Việc thực hiện mô hình nuôi dúi nếu thành công sẽ là nền tảng để phát triển các ngành chăn nuôi, nhất là ở xã còn khó khăn như Yên Nhân. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương; tạo ra sản phẩm đặc trưng phục vụ khách du lịch.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích.

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Ban tổ chức trao giải nhất cho nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Anh, Phạm Phương Anh, Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, Trường ĐH Hồng Đức, với dự án “Sữa gạo Amazake nâng tầm giá trị nông sản Việt”.

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Ban tổ chức trao giải nhì cho các nhóm tác giả.

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Ban tổ chức trao giải ba cho các nhóm tác giả.

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Ban tổ chức trao giải khuyến khích cho các nhóm tác giả.

Sôi nổi chung kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp năm 2023” tại Trường Đại học Hồng Đức

Đại diện nhà tài trợ trao quà cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải nhất và nhì.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]