(Baothanhhoa.vn) - Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn, xây dựng các mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững là giải pháp đã và đang được huyện Quan Hóa thực hiện. Qua đó, không chỉ nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất, mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Quan Hóa phát triển các mô hình sản xuất

Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn, xây dựng các mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững là giải pháp đã và đang được huyện Quan Hóa thực hiện. Qua đó, không chỉ nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất, mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Quan Hóa phát triển các mô hình sản xuấtMô hình nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Thủy điện Trung Sơn.

Với lợi thế có sông Mã chảy qua, đặc biệt từ khi Nhà máy Thủy điện Trung Sơn đi vào hoạt động, hàng chục hộ dân ở xã Trung Sơn sống ven lòng hồ thủy điện đã phát triển nghề nuôi cá lồng bè truyền thống. Đặc biệt, từ khi Huyện ủy Quan Hóa ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 28-6-2022 về “Phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Quan Hóa, giai đoạn 2022-2023”, xã đã hình thành vùng nuôi cá lồng bè tập trung tại khu vực cầu Ta Bán. Đến nay, đã có 47 hộ dân trong xã phát triển nghề nuôi cá lồng, với hơn 102 lồng nuôi các loại cá trắm, chép, lăng đen, lăng hoa, dốc, ké... Để người dân có vốn đầu tư, xã đã tín chấp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho các hộ dân vốn để đầu tư nuôi cá lồng. Cùng với đó, các hộ dân được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, như: Ứng phó với biến đổi khí hậu; kỹ thuật đóng lồng nuôi bằng lưới quây thay cho cách đóng lồng bằng tre, luồng truyền thống; cách chăm sóc, thu hoạch cá... Đến nay, xã đã thành lập HTX nuôi trồng thủy sản cựu chiến binh Trung Sơn, với 15 hộ tham gia. Hiện HTX đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm chuỗi giá trị, với sản lượng 15 tấn/năm. Theo tính toán, bình quân 1 hộ chăn nuôi cá lồng cho thu nhập 65 triệu đồng/năm.

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 28-6-2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Hóa về “Phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Quan Hóa, giai đoạn 2022-2023”, huyện Quan Hóa đã triển khai hội nghị quán triệt nghị quyết đến cán bộ chủ chốt 15/15 xã, thị trấn, lãnh đạo cấp phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội để tuyên truyền đến đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân. Các hộ dân tham gia được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu giảm nghèo bền vững, Hội Nông dân tỉnh, hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và các hộ dân liên kết với nhau. Các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp có sự hỗ trợ của Nhà nước đều có bình xét hộ dân tham gia thực hiện mô hình, trên cơ sở đáp ứng về tiêu chí cơ bản để thực hiện tốt mô hình. Công tác thẩm định, thẩm tra, giám sát việc thực hiện các hạng mục đầu tư, nhất là cây con giống được giám sát chặt chẽ. Huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp từ huyện đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các hạch toán kinh tế cho người dân.

Đến nay, qua 1 năm thực hiện Nghị quyết 05 trên địa bàn huyện đã hình thành 48 mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp có quy mô ở 14/15 xã, thị trấn, trong đó có 20 mô hình nuôi lợn nái đen sinh sản, lợn lòi sinh sản và lấy thịt quy mô 495 con, với 40 hộ gia đình tham gia; 2 mô hình chăn nuôi dê sinh sản; 6 mô hình bò sinh sản, với quy mô 119 con; 4 mô hình chăn nuôi gà ri và gà chọi, với gần 18.000 con; 1 mô hình nuôi cá lồng bè; 1 mô hình trồng cây sâm báo, quy mô 3,25 ha; 1 mô hình cây gai xanh nguyên liệu, với 21,5 ha... Hầu hết các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện Quan Hóa đang phát triển tốt, bước đầu mang lại nguồn thu nhập cho người dân.

Để các mô hình sản xuất được nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện Quan Hóa tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời, định hướng cho người dân phát triển các mô hình phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện sản xuất; nhất là các mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yều cầu của thị trường. Bên cạnh đó, chú trọng chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ, hướng dẫn người dân áp dụng vào thực tế.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]