(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm (GQVL) đã được huyện Quan Hóa quan tâm thực hiện và coi đây là một trong những giải pháp nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.

Quan Hóa: Nhiều giải pháp tạo việc làm mới cho người lao động

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm (GQVL) đã được huyện Quan Hóa quan tâm thực hiện và coi đây là một trong những giải pháp nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.

Quan Hóa: Nhiều giải pháp tạo việc làm mới cho người lao độngLớp học nghề nuôi ong mật xã Nam Tiến.

Hàng năm, huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát, thống kê số người trong độ tuổi lao động không có việc làm; khảo sát nhu cầu học nghề của người dân; xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức đào tạo nghề tại địa phương, giúp lao động nông thôn có kiến thức để áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về việc học nghề, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất. Đồng thời, chú trọng việc tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm dưới nhiều hình thức nhằm giúp người lao động lựa chọn được ngành nghề phù hợp.

Ngoài ra, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng đã phát triển đa dạng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và từng nhóm đối tượng trên địa bàn. Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, nhất là lao động sau đào tạo tìm kiếm việc làm, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp đối với người dân, nhất là học sinh các trường THCS, THPT và phổ thông dân tộc nội trú. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người lao động và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy nghề gắn với GQVL, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao năng lực, đổi mới nội dung công tác hướng nghiệp gắn với yêu cầu của thị trường lao động...

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ năm 2022, đến nay toàn huyện GQVL mới cho gần 1.800 lao động, trong đó có 1.040 lao động làm việc trong nước và gần 200 lao động đi xuất khẩu. Mở 8 lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp thu hút gần 300 học viên tham gia học nghề, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức thành công sàn giao dịch việc làm cho người lao động. Kết quả có khoảng 2.000 người lao động tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm, 19 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tư vấn; tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu, tư vấn lao động đi làm việc trong nước và có thời hạn ở nước ngoài tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 trên địa bàn toàn huyện giảm còn 28,36%; hộ cận nghèo giảm còn 35,68%; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,63 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023, năm 2023 huyện Quan Hóa đã hoàn thành việc rà soát, tuyển sinh, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề; tổ chức 38 lớp dạy nghề sơ cấp và dưới 3 tháng cho 1.101 lao động với tổng kinh phí 3,6 tỷ đồng. Với các ngành nghề được đào tạo như: Nghiệp vụ du lịch gia đình; kỹ thuật chế biến món ăn; dệt thổ cẩm; đan lát thủ công. Các nghề nông nghiệp như: nuôi và trị bệnh cho gia súc; trồng cây lâm nghiệp; nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nuôi và trị bệnh cho gia cầm; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây luồng; nuôi ong mật; trồng nấm; trồng lúa...

Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quan Hóa Lê Hải Nam cho biết: Năm 2023, toàn huyện đặt mục tiêu GQVL mới cho 700 lao động, trong đó đưa được 80 lao động đi xuất khẩu. Để hoàn thành mục tiêu trên, huyện tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cấp xã và người lao động về vấn đề lao động, việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đặc biệt, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn huyện để đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đào tạo nghề và xuất khẩu lao động. Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung vào các ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội để góp phần thực hiện hiệu quả phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và xây dựng nông thôn mới. Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là lao động bị mất việc làm, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời, kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động ở các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyên truyền định hướng về xuất khẩu lao động. Tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục định hướng, ngoại ngữ, bổ túc nghề và kịp thời đưa người lao động đã đào tạo đủ tiêu chuẩn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết.

Bài và ảnh: Trường Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]