Phố ta văn hóa lắm!
Nơi tôi ở có chút gì đó vừa giống phố, lại giống làng. Cạnh những chiếc xe ô tô con của những gia đình công chức và thương dân, là những chiếc xe ba bánh của những gia đình lao động tự do. Cạnh những ngôi nhà cao tầng, là những ngôi nhà cấp bốn, người dân nấu bếp củi ngay trên hè phố. Nhiều nhà nuôi trâu bò, mùa gặt thì lúa phơi ngay trên đường phố.
Mỗi năm mấy bận, bác trưởng phố dẫn đầu đoàn người đại diện cho các hội đoàn thể đến từng nhà trong phố. Khi thì xin hỗ trợ cho quỹ này, khi thì vận động kinh phí cho hoạt động kia.
Tần suất vận động kinh phí của phố có cảm giác ngày càng nhiều hơn. Những lần như thế, bác trưởng phố thường bắt đầu bằng câu quen thuộc: Tôi biết phố ta mặt bằng kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung, thu nhập của bà con cũng chưa bằng nhiều phố khác, nhưng được cái bà con đoàn kết và văn hóa. Những gia đình văn hóa thì luôn biết cư xử văn hóa, vậy nên bà con có bỏ ra một đồng (cho hoạt động này, hoạt động kia tùy theo từng đợt vận động của phố) cũng là thể hiện sự văn hóa. Tôi thật biết ơn những gia đình văn hóa, cư dân văn hóa trong phố. Không có các gia đình thì tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ được.
Bác trưởng phố nói đúng. Chức danh trưởng phố là do dân bầu. Trưởng phố làm được việc hay không cần có sự ủng hộ của Nhân dân trong phố. Nhất là những hoạt động vận động kinh phí mà như bác trưởng phố nói là phố cũng bị giao chỉ tiêu. Nếu người dân trong phố không ủng hộ thì bác sao hoàn thành nhiệm vụ được.
Nhiều người trong phố gọi bác là “Trưởng phố văn hóa”. Phần vì bà con ấn tượng với câu nói văn hóa mà bác hay dùng. Nhưng cũng có người muốn diễu cợt.
Chả là khi một số gia đình phơi lúa trên đường, nhiều người đề nghị bác trao đổi với những hộ gia đình phơi có ý hơn, không gây khó khăn cho việc giao thông, nhưng lại nhận được phản hồi là: Bà con tự thỏa thuận với nhau chứ, sao cái gì cũng trưởng phố thế này. Phụ cấp của tôi chỉ bằng một phần lương của các anh chị, mà sao suốt ngày cứ phải đi giải quyết việc cho anh chị thế? Khi trâu bò phóng uế ra đường, có người kiến nghị thì bác trưởng phố bảo súc vật cũng như người, có ăn vào thì phải có thải ra, cấm nó sao được. Bà con tự thỏa thuận với nhau đi..
Đúng là không phải cái gì cũng phiền trưởng phố cả, nhưng vì không tìm được tiếng nói chung, nên bà con mới phải nhờ bác trưởng phố can thiệp, thuyết phục. Bác trưởng phố không thấy đây cũng là một phần chức trách của người đứng đầu phố hay sao. Những lần đi vận động kinh phí bác đều nói khu phố ta văn hóa lắm, đoàn kết, trách nhiệm lắm cơ mà. Một khu phố có những gia đình văn hóa, thì trước tiên trưởng phố phải văn hóa, xông pha làm những việc để phố văn hóa hơn chứ. Cứ kiểu này thì phố văn hóa bền vững sao được. Mà không còn danh hiệu văn hóa, thì lấy gì để mỗi khi đi vận động bác trưởng phố nói nữa?
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-21 23:08:00
Phát triển rừng bền vững (Bài 2): Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”
-
2024-12-21 21:18:00
Không phải cứ nhịn, rồi sẽ lành
-
2024-10-26 19:08:00
Đóng cửa tạm thời 4 sân bay ở miền Trung do ảnh hưởng của cơn bão số 6
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên”
Giữ “lửa” nghề truyền thống
Chuyện trong căn phòng “bình tĩnh sống”
Đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Ấm áp tình người trong Hội nghị gia đình phạm nhân tại Trại giam Thanh Cẩm
Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn tại khu vực núi Pha Kham
Đoàn Thanh niên Báo Thanh Hóa thực hiện chương trình thiện nguyện tại Mường Lát
Quy định về hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo
Rà soát và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 6