(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, trên diện tích 4ha trồng lúa kém hiệu quả, gia đình anh Lê Văn Lãm, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) đã chuyển đổi sang mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, bước đầu cây chanh không hạt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển mô hình trồng chanh không hạt

Năm 2020, trên diện tích 4ha trồng lúa kém hiệu quả, gia đình anh Lê Văn Lãm, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) đã chuyển đổi sang mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, bước đầu cây chanh không hạt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển mô hình trồng chanh không hạtMô hình chanh không hạt của gia đình anh Lê Văn Lãm, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Lê Văn Lãm cho biết: “Để có được thành quả này, hai vợ chồng tôi đã phải trải qua nhiều lần thử nghiệm thất bại từ mô hình này đến mô hình khác. Đến khi đi vào miền Nam tìm hiểu thấy mô hình chanh không hạt là loại cây dễ trồng lại không kén đất, cho quả quanh năm nên tôi đã quyết định đầu tư. Đất không phụ công người, đến thời điểm hiện tại mô hình đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”.

Qua trò chuyện được biết, anh Lãm đã áp dụng khéo léo từ kiến thức được học cùng với kinh nghiệm của mình để quy hoạch vùng trồng, trồng cây theo luống, theo hàng với mật độ 400 nhánh chanh/ha. Cây chanh không hạt trồng trong vòng 18 tháng là ra quả và cho quả quanh năm; trung bình trên 10 năm, cây chanh không hạt mới bị lão hóa. Theo ước tính, mỗi cây chanh cho hơn 1.000 quả, bình quân khoảng 50 - 70kg/cây/năm. Giá bán tại vườn dao động từ 35.000 - 45.000 đồng/kg. Hiện nay, vườn chanh của anh Lãm mỗi tháng thu hoạch một lần, năng suất từ 1,2 - 1,5 tấn quả/tháng, đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Để đảm bảo chất lượng quả chanh, anh Lãm đã bón bằng phân bón hữu cơ và bột vi sinh. Cách 2 đến 3 tháng, lại tưới phân bón hữu cơ vào gốc cho cây 1 lần. Việc này đã hạn chế việc bón phân hóa học, tăng khả năng chống chịu được sâu bệnh, giúp cây trồng ra hoa, đậu trái nhiều hơn và nâng cao chất lượng nông sản theo hướng an toàn. Đồng thời, anh Lãm còn đầu tư lắp đặt hệ thống phun nước tưới tự động hơn 100 triệu đồng để cây trồng luôn tươi tốt, đủ độ ẩm. Hệ thống tưới có nhiều ưu thế đối với chanh không hạt, như: giúp lượng nước tưới đồng đều và duy trì độ ẩm cần thiết ở khu vực vùng gốc, hạn chế cỏ dại phát triển, tránh rủi ro tắc nghẽn trong quá trình sử dụng như tưới bằng hệ thống nhỏ giọt. Đặc biệt, anh Lãm còn kết hợp bón phân qua hệ thống tưới, giảm chi phí công bón phân và tăng cường hiệu quả sử dụng phân bón, tối ưu hóa năng suất...

Để tiêu thụ sản lượng lớn chanh qua mỗi lần thu hoạch, anh Lãm đã kết nối với các thương lái trực tiếp đến tận vườn thu mua, ngoài ra còn ký kết hợp đồng với Công ty CP Nông nghiệp xanh bốn mùa (Hà Nội) thu mua sản phẩm nên đầu ra lẫn giá cả tương đối ổn định. Sắp tới, gia đình anh Lãm sẽ liên kết với người dân trên địa bàn xã chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng chanh không hạt.

Từ hiệu quả mô hình trồng chanh không hạt của gia đình anh Lãm cho thấy, người nông dân ngày càng nhạy bén trong việc chuyển đổi cây trồng phù hợp, nâng cao thu nhập và góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Trong thời gian tới, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) sẽ tiếp tục dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện để các hộ dân, doanh nghiệp đầu tư trồng chanh không hạt. Từ đó tạo vùng sản xuất chanh không hạt tập trung theo hướng an toàn, hữu cơ, hướng tới xuất khẩu.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]