Phát triển đô thị xanh, hiện đại, thông minh
Tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực phát triển đô thị xanh, hiện đại, thông minh trong đó lấy con người, chất lượng cuộc sống làm trung tâm, đồng thời cơ cấu lại nền kinh tế, quản lý xã hội, đô thị hóa gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống công trình công cộng phục vụ người dân.
Diện mạo đô thị TP Thanh Hóa ngày càng đẹp, văn minh, hiện đại.
Xác định đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị là nhiệm vụ quan trọng, trong những năm qua, TP Thanh Hóa đã tập trung, huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo không gian kiến trúc đô thị. Theo mục tiêu phát triển đô thị Thanh Hóa (bao gồm TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn) hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I dự kiến nhu cầu vốn đầu tư khoảng 158.831,57 tỷ đồng, trong đó đến năm 2025 là 40.892,57 tỷ đồng; giai đoạn từ năm 2026-2030 là 51.636,5 tỷ đồng; giai đoạn từ năm 2031-2040 là 66.302,5 tỷ đồng.
Dự án cải tạo, nâng cấp Công viên Hội An (Thanh Hóa) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, gấp rút hoàn thiện đưa vào sử dụng. Mục tiêu là phát huy tối đa giá trị văn hóa của công viên, tạo điểm nhấn về không gian cảnh quan, kết nối hài hòa với kiến trúc tổng thể đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống giao thông, lát đá, điện, nước đã hoàn thành; hệ thống camera hoàn thành 95%, cây xanh hoàn thành 80%. Dự kiến đến ngày 10/12/2024 hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư.
Ông Cao Hữu Tuệ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng TP Thanh Hóa, cho biết: Thành phố đang tiến hành 4 dự án trọng điểm: Dự án cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây; Dự án cải tạo, nâng cấp Công viên Hội An; Dự án mở rộng Đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống; Dự án Cung văn hóa thiếu nhi và Trung tâm Thể dục Thể thao thành phố. Giai đoạn 1 (đến năm 2025) thành phố triển khai lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch phân khu và quy chế quản lý kiến trúc đô thị làm cơ sở quản lý quy hoạch, phát triển đô thị; xây dựng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I sau khi sáp nhập và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập phường; ưu tiên phát triển các khu chức năng; cải tạo, chỉnh trang, hoàn thiện chất lượng cơ sở hạ tầng khu vực các phường trung tâm lịch sử của thành phố. Hình thành khu công nghiệp mới phía Tây thành phố nằm trong dải công nghiệp hóa của tỉnh dọc theo đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Để diện mạo đô thị du lịch biển thông minh, hiện đại, từng bước hiện hữu, TP Sầm Sơn tập trung phát triển 4 hành lang và 8 phân khu đô thị, nhằm tạo không gian mới cho kinh tế - xã hội phát triển.
Ông Lê Hùng Văn, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị TP Sầm Sơn cho biết: Sầm Sơn đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, tạo điểm nhấn đang tập trung xây dựng và phát huy tiện ích của hệ thống điều hành đô thị thông minh, gắn với xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế và xã hội số. Tiếp tục đầu tư mở rộng dự án thành phố thông minh ra toàn bộ 11 phường/xã, với các tiện ích cơ bản như giám sát quy hoạch, đất đai, an ninh trật tự, giao thông, cảnh báo thiên tai, phòng cháy, chữa cháy, quản lý thông tin. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 được cung cấp trên thiết bị di động thông minh.
Hiện nay, hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa có 34 đô thị, trong đó: 1 đô thị loại I; 2 đô thị loại III; 1 đô thị loại IV, 30 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 39%. Quy hoạch đô thị từng bước được hoàn thiện, bảo đảm sự thống nhất, liên thông trong quy hoạch; việc tổ chức lập, quản lý quy hoạch đã được các địa phương quan tâm, chất lượng công tác quy hoạch đã được nâng cao hơn. Hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm, đầu tư nâng cấp. Diện mạo đô thị ngày càng đẹp, văn minh, hiện đại, tạo lập được nhiều không gian đô thị mới với các công trình có điểm nhấn kiến trúc.
Phương án quy hoạch hệ thống đô thị tại Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 40% trở lên, đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 50% trở lên; hệ thống đô thị toàn tỉnh đến năm 2030 gồm 47 đô thị, trong đó, 1 thành phố là đô thị loại I, 2 thành phố là đô thị loại III, 4 thị xã là đô thị loại IV và 40 đô thị loại IV.
Tỉnh đã và đang lập các chương trình, kế hoạch để xây dựng thể chế phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, sinh thái, như ban hành khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thanh Hóa; lập “Đề án thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh”; triển khai thực hiện “Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam, giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030”. Đồng thời, triển khai thực hiện “Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; triển khai thực hiện các đề án xây dựng đô thị thông minh tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn...
Ông Lê Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Để phát triển đô thị xanh, hiện đại, thông minh, Sở Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh định ra các quy hoạch cụ thể bảo đảm hài hòa, hiệu quả kinh tế, sinh thái, tôn trọng địa hình cảnh quan tự nhiên, thân thiện môi trường; bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ sinh thái trong đô thị với nhiều không gian cây xanh, mặt nước, vành đai xanh và bảo đảm các khu vực chức năng thỏa mãn tiêu chí về chất lượng môi trường. Quan tâm bảo tồn và phát huy bản sắc đặc trưng của từng khu vực, phù hợp với kiến trúc bản địa và phong tục, tập quán của từng địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm về quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, hạ tầng đô thị.
Bài và ảnh: Anh Tuân
{name} - {time}
-
2024-12-11 20:21:00
Thị trường lịch Tết Ất Tỵ 2025 - Mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý
-
2024-12-11 16:51:00
Nhân Đại hội Đoàn Luật sư tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029: Khẳng định vị thế trong hoạt động nghề nghiệp, góp phần bảo vệ công lý
-
2024-12-05 08:04:00
Lan tỏa nhận thức, hiểu biết về chăm lo cho người lao động, người yếu thế
Trẻ em “nghiện” mạng xã hội: Hệ lụy khôn lường (Bài 2) - Con dao hai lưỡi!
Ngành Đường sắt đã bán hơn 137.000 vé tàu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phòng, chống bạo lực gia đình góp phần xây dựng môi trường văn hóa
Minh Tiến giảm nghèo từ những mô hình phát triển kinh tế
Trao hỗ trợ đột xuất cho trẻ em bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi)
Làng nghề đúc đồng những ngày cuối năm
Chăm lo cho người cao tuổi
Hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong trường học
Đầu tư hệ thống bể chứa rác thải trong sản xuất nông nghiệp