(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, tuy nhiên các loại xe ô tô chở hàng hóa quá khổ, quá tải hằng ngày vẫn “oanh tạc” trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; len lỏi trong các bản, làng của khu vực miền núi Thanh Hóa, gây mất an toàn giao thông và bức xúc trong nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì sao chưa hiệu quả?

Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, tuy nhiên các loại xe ô tô chở hàng hóa quá khổ, quá tải hằng ngày vẫn “oanh tạc” trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; len lỏi trong các bản, làng của khu vực miền núi Thanh Hóa, gây mất an toàn giao thông và bức xúc trong nhân dân.

Xe ô tô chở quá khổ, gây mất an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 15A thuộc địa bàn thị trấn Ngọc Lặc. Mạnh Cường

Chở quá khổ, quá tải – chuyện như “cơm bữa”

Tuyến đường nối thị trấn huyện Lang Chánh đi xã Yên Khương được xem là một trong những “huyết mạch” giao thông của huyện. Tuy vậy, nhiều năm nay, tuyến đường chạy qua các xã Quang Hiến, Trí Nang, Yên Thắng, Yên Khương luôn oằn mình chịu đựng các loại xe ô tô có trọng tải lớn chạy qua. Các xe chủ yếu là chở quặng, đất đá, vật liệu xây dựng, gỗ, luồng, các loại lâm sản khác... Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tuyến đường này liên tục trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp dù đã được quan tâm sửa chữa hằng năm. Đường xuống cấp cũng đồng nghĩa với việc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Bác Ngân Văn H. (ở xã Yên Thắng) cho biết: Các xe vận chuyển quặng, đất đá, lâm sản... chạy qua tuyến đường này hầu hết là chở rất nặng, cồng kềnh. Trong khi đó tuyến đường vừa nhỏ, sức chịu đựng có hạn, vậy nên đường thường xuyên bị hư hỏng. Điều này khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa, bão. Điều đáng nói là trước tình trạng các loại xe ô tô chở quá khổ, quá tải như vậy nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng còn chưa quyết liệt. Trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã phản ánh tới các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa được quan tâm, giải quyết.

Tình trạng trên cũng xảy ra khá phổ biến tại các huyện miền núi khác như Quan Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Bá Thước. Cứ vào mỗi thời điểm thu hoạch mía, luồng, gỗ... tình trạng xe chở quá khổ, quá tải vẫn xảy ra. Để đối phó với các cơ quan chức năng, nhiều xe đã len lỏi vào các đường liên thôn, liên xã, đồng thời chọn thời điểm buổi tối, ban đêm hoặc sáng sớm để lưu thông. Điều này gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng trên các tuyến đường đèo dốc. Cách đây vài năm, một xe chở luồng đã bị lật tại xã Hiền Kiệt (Quan Hóa) khiến 3 người tử vong. Sau khi xảy ra các vụ tai nạn, các cơ quan chức năng mới phát hiện trong số các xe bị tai nạn, có nhiều xe hết hạn đăng kiểm, hết niên hạn sử dụng... Điều này cho thấy ý thức của chủ phương tiện, của các doanh nghiệp vận tải chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động, kinh doanh.

Tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm khắc

Được biết, bên cạnh vai trò chủ chốt của các đội, tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an tỉnh, lực lượng thanh tra giao thông tỉnh, công tác kiểm tra, phát hiện và xử phạt các xe ô tô chở quá khổ, quá tải còn có sự tham gia của chính quyền và lực lượng công an các địa phương. Tuy vậy, việc thiếu các trạm cân cố định trên một số tuyến đường “nóng” về tình trạng xe chở quá khổ, quá tải đã khiến công tác xử phạt gặp nhiều khó khăn. Cơ quan chức năng cấp tỉnh dù đã bố trí các trạm cân di động, song vẫn chưa đáp ứng được với tình hình vi phạm trên thực tế. Vai trò của lực lượng công an các huyện chưa cao, số vụ xử phạt hàng năm còn thấp. Nhiều phương tiện vẫn vượt qua được các chốt, qua mặt lực lượng chức năng. Theo số liệu từ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an tỉnh 6 tháng đầu năm 2018, trong số gần 5.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông bị xử phạt, tỷ lệ xử phạt ô tô về hành vi chở hàng hóa quá khổ, quá tải vẫn còn khá khiêm tốn (chưa đến 20%). Các con số do công an các huyện xử phạt còn ít hơn (vài chục trường hợp).

Tháng 4-2018, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã thành lập các tổ công tác đặc biệt nhằm tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng. Các tổ công tác đặc biệt này có nhiệm vụ vừa tuần tra, kiểm soát lưu động, vừa cắm chốt trên các tuyến giao thông trọng điểm như quốc lộ: 1A, 45, 47, 47C, đường Hồ Chí Minh, tuyến Nghi Sơn - Bãi Trành, Quốc lộ 10, 15A, 15C, 217, các tuyến đường tỉnh và các khu vực có nhiều điểm mỏ khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Qua đó, xử lý nghiêm các xe chở hàng hóa vượt quá chiều cao, cải tạo, cơi nới thành, thùng xe. Đây cũng là nhiệm vụ nhằm tiếp tục chấn chỉnh tình trạng xe chở quá khổ, quá tải, xe cơi nới thành, thùng vận chuyển hàng hóa trên các tuyến quốc lộ; nhất là địa bàn các huyện miền núi, nơi thường xuyên xảy ra tình trạng trên. Thiếu tá Lê Đức Thắng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường Hồ Chí Minh cho biết: “Đội đã thành lập các chốt tuần tra kiểm soát tại các địa bàn xung yếu, tích cực phối hợp với công an các huyện để xử phạt nghiêm khắc các xe ô tô chở quá khổ, quá tải. Hàng trăm trường hợp đã bị xử phạt nghiêm từ đầu tháng 4 đến nay. Trong 6 tháng cuối năm 2018, các lực lượng sẽ tiếp tục được tăng cường thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử phạt các vi phạm về tải trọng trên các tuyến đường”.


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]