(Baothanhhoa.vn) - Ngay sau Tết Nguyên đán, mùa lễ hội cũng là dịp thị trường sôi động phục vụ nhu cầu ăn uống ngoài gia đình và mua sắm khi du khách đi vãn cảnh, du xuân. Nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm tại các điểm kinh doanh, bảo đảm cung cầu và giá cả hàng hóa, lực lượng chức năng đang tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là tại các địa phương, khu vực diễn ra nhiều hoạt động lễ hội.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường mùa lễ hội

Ngay sau Tết Nguyên đán, mùa lễ hội cũng là dịp thị trường sôi động phục vụ nhu cầu ăn uống ngoài gia đình và mua sắm khi du khách đi vãn cảnh, du xuân. Nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm tại các điểm kinh doanh, bảo đảm cung cầu và giá cả hàng hóa, lực lượng chức năng đang tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là tại các địa phương, khu vực diễn ra nhiều hoạt động lễ hội.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường mùa lễ hộiĐội Quản lý thị trường số 9 bắt giữ một vụ vận chuyển thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ.

Cùng nằm trong thời gian triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các đội quản lý địa bàn chú trọng kiểm soát thị trường hàng hóa, các hành vi kinh doanh và an toàn thực phẩm (ATTP) tại các địa bàn trọng điểm, các khu vực diễn ra hoạt động lễ hội.

Đại diện Cục QLTT Thanh Hóa cho biết: Ngoài các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, chợ đầu mối, kho chứa hàng đông lạnh là luồng phát hàng hóa, lực lượng QLTT cũng tiến hành kiểm tra tại các địa điểm kinh doanh buôn bán lớn tại các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga đường sắt, xe vận chuyển bưu chính, chuyển phát nhanh, bến xe, Quốc lộ 1A... Đặc biệt, lực lượng QLTT sẽ chú trọng với những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong mùa lễ hội như các loại thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát...

Điển hình như tại thị xã Bỉm Sơn, không chỉ là đô thị công nghiệp, nơi tiêu thụ đồng thời là nơi giao thương, trung chuyển hàng hóa với các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác trong cả nước, nơi đây còn có 3 di tích được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch tâm linh như: đền Chín Giếng, chùa Khánh Quang, đền Sòng... Các di tích này thu hút khá nhiều khách thập phương tham quan, vãn cảnh và thực hành tín ngưỡng. Cùng với việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh để các hộ không tham gia, không tiếp tay đối với các hành vi vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không kinh doanh hàng không bảo đảm vệ sinh ATTP, Đội QLTT số 5 đã và đang đẩy mạnh hoạt động giám sát, xử lý vi phạm và tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 thị xã triển khai các giải pháp đấu tranh. Trong những ngày đầu năm 2023, trên địa bàn thị xã nói chung và các khu vực diễn ra lễ hội, tình hình giá cả duy trì ổn định, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, găm hàng tạo sốt giá. Ban Chỉ đạo 389 thị xã cũng đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là 20 triệu đồng.

Thống kê của Cục QLTT Thanh Hóa, trong tháng 1-2023, đơn vị đã xử lý 222 vụ vi phạm. Trong đó, có 10 hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu, 15 hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng giả và sở hữu trí tuệ, 44 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá, 133 hành vi vi phạm về ATTP... Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 394 triệu đồng. Đơn vị cũng chú trọng đặc biệt tới vấn đề ATTP, thực hiện các kế hoạch về việc kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2023. Đồng thời, cử các cán bộ tham gia cùng đoàn liên ngành của tỉnh do Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương chủ trì. Kết quả, đoàn liên ngành đã phát hiện 8 cơ sở vi phạm về ATTP và xử lý hành chính với tổng số tiền 72 triệu đồng.

Đại diện Cục QLTT cho biết: Hiện nay, đơn vị đang tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT quản lý địa bàn có diễn ra các hoạt động lễ hội xuân, tăng cường công tác giám sát, kiểm soát thị trường. Trong đó, chú trọng các địa điểm diễn ra lễ hội thu hút đông du khách, như: di tích Phủ Na (Như Thanh); di tích Cửa Đạt (Thường Xuân); di tích đền Độc Cước, chùa Cô Tiên (TP Sầm Sơn); di tích chùa Giáng, động Hồ Công - chùa Thông (Vĩnh Lộc); di tích đền Hàn, đền Cô Bơ (Hà Trung); di tích Am Tiên (Triệu Sơn); di tích đền Sòng, đền Chín Giếng (thị xã Bỉm Sơn); di tích đền Phố Cát (Thạch Thành); di tích đền thờ Mai An Tiêm (Nga Sơn)... Theo đó, các đội QLTT sẽ tăng cường phối hợp với cơ quan công an, cơ quan quản lý văn hóa, ban quản lý các khu di tích, tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc tuân thủ quy định về giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Mặt khác, kiên quyết không để xảy ra hiện tượng không niêm yết giá, bán hàng, thu tiền các dịch vụ cao hơn giá niêm yết, đặc biệt là việc nâng giá, ép khách để bảo vệ quyền lợi cho khách tham quan, du lịch.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]