(Baothanhhoa.vn) - Xác định công tác phòng, chống xâm hại trẻ em là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, UBND huyện Quan Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan triển khai thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nâng cao hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số

Xác định công tác phòng, chống xâm hại trẻ em là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, UBND huyện Quan Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan triển khai thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nâng cao hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số

Đồng bào Mông bản Suối Tôn, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa.

Theo đó, hàng năm huyện Quan Hóa đã phát động “Tháng hành động vì trẻ em” theo từng chủ đề; đồng thời, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau với các nhóm đối tượng nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn. Đặc biệt, huyện đã và đang triển khai thực hiện Nghị Quyết 121/2020/QH14, ngày 19-6-2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số.

Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên và các quy định pháp luật về quyền trẻ em, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện thực tế của điạ phương. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho trẻ em độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi và cán bộ, đảng viên các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội và các ban, ngành liên quan. Các nội dung tuyền truyền, phổ biến, giáo dục như Luật Trẻ em năm 2006, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới… Các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục như thông qua hội nghị, hội thảo, lồng ghép các chương trình, tuyên truyền tại cộng đồng qua đài truyền thanh, truyền hình huyện, xã... Từ đó, tác động đối với nhận thức và hành động của trẻ em trong nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân; tác động đối với gia đình, nhà trường và xã hội về phòng, chống xâm hại trẻ em; giảm thiểu tỷ lệ trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bạo hành; có ý thức tự bảo vệ bản thân.

Ngoài ra, huyện tổ chức công tác phối hợp liên ngành trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ để bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; tăng cường các biện pháp khẩn cấp, bảo đảm an ninh nơi công cộng, tiến tới trang bị hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh, nhất là tại khu vực trường học, khu vui chơi, giải trí của trẻ em; Ưu tiên bố trí quỹ đất đối với địa bàn miền núi rất khó khăn nhất là địa bàn vùng sâu sân chơi các cháu chủ yếu nhà văn hóa, trường học, khu thể thao xã.

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ, chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống xâm hại trẻ em chưa hiệu quả; một số cơ quan ban, ngành chức năng chưa làm hết trách nhiệm được giao, công tác phối hợp kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chặt chẽ. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nhận thức về pháp luật của người dân hạn chế, nhiều trẻ em vùng sâu vùng xa ít được tiếp xúc bên ngoài nên việc tuyên tuyền chính sách hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn con cái ít được quan tâm đầu tư, nhiều tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ hẳn, dân cư sống không tập trung, nhiều trẻ em xa trường lớp, trang bị kỹ năng sống cho các em còn rất hạn chế. Đồng thời, sự tác động của đời sống xã hội ngày càng nâng lên dẫn đến nhiều trẻ em đồng bào dân tộc có hiện tượng đua đòi, lối sống hưởng thụ nên dễ bị xâm hại, kết hôn sớm.

Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Quan Hóa, từ ngày 1-7-2019 đến 30-6-2021, huyện có tổng số 254 trẻ em bị xâm hại, trong đó hầu hết là trẻ em người dân tộc thiểu số (đặc biệt có 4 trẻ em bị xâm hại tình dục, 25 em bị bạo lực…).

Để công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trên được nâng lên, huyện Quan Hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về giới tính quyền của phụ nữ và trẻ em một cách sâu rộng, bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bố trí ngân sách thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tham mưu HĐND các cấp bố trí kinh phí phù hợp cho công tác bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng, nhất là bố trí công việc hợp lý cho cán bộ, công chức hoặc người hoạt động không chuyên trách làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã để bảo đảm thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật trẻ em. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về phòng, chống xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số…

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]