(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, hoạt động thi hành án dân sự (THADS) liên quan đến tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, tác động trực tiếp đến việc thu hồi nợ xấu, giảm nợ xấu, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng của hệ thống tổ chức tín dụng được an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía, nhất là từ các tổ chức, cá nhân phải thi hành án.

Khó khăn, vướng mắc trong thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng

Thời gian qua, hoạt động thi hành án dân sự (THADS) liên quan đến tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, tác động trực tiếp đến việc thu hồi nợ xấu, giảm nợ xấu, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng của hệ thống tổ chức tín dụng được an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía, nhất là từ các tổ chức, cá nhân phải thi hành án.

Khó khăn, vướng mắc trong thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàngLực lượng chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự tỉnh kiểm kê tài sản liên quan đến tín dụng ngân hàng.

Theo thống kê của Cục THADS tỉnh, từ ngày 1-10 đến ngày 30-12-2022 số việc phải thi hành là 553 việc, tương ứng với số tiền 1.437 tỷ đồng; tuy nhiên mới thi hành xong 20 việc, với số tiền hơn 143 tỷ đồng. Từ những con số “biết nói” cho thấy, kết quả thi hành các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng chưa có nhiều chuyển biến. Nguyên nhân dẫn đến số vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng còn tồn nhiều là do trong quá trình tổ chức thi hành án, người phải thi hành án là doanh nghiệp thường lợi dụng vào các quy định của Luật Phá sản 2014 để nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, nhằm mục đích trốn tránh, kéo dài việc thi hành án. Ngoài ra, trường hợp người phải thi hành án gần như mất khả năng thanh toán và có nguy cơ bị xử lý tài sản, nên họ cố tình chống đối việc thi hành án, bằng cách không nhận quyết định thi hành án, cản trở việc cơ quan THADS tiến hành xác minh tài sản, vắng mặt khỏi nơi cư trú để cản trở việc tổ chức kê biên tài sản, có lời lẽ, hành vi đe dọa chấp hành viên, đưa tài sản là động sản (như xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy móc...) đi khỏi địa phương, gây khó khăn cho việc xác định và xử lý. Nhiều tài sản được thế chấp của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần... đến khi xử lý thì khấu hao tài sản không còn nhiều giá trị sử dụng để đảm bảo thu khoản nợ cho tổ chức tín dụng. Và các doanh nghiệp này đã ngừng hoạt động, người đại diện theo pháp luật thay đổi liên tục, hoặc không hợp tác, thường xuyên thay đổi địa chỉ, trốn tránh không làm việc, nhằm kéo dài thời gian tổ chức thi hành án, gây khó khăn cho cơ quan THADS và chấp hành viên. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người phải thi hành án khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu nại vượt cấp; một số vụ việc đã qua nhiều cấp, nhiều lần giải quyết đúng pháp luật, nhưng người dân vẫn tiếp tục khiếu nại nhằm mục đích kéo dài việc thi hành án. Một số trường hợp tài sản bảo đảm của người thứ ba (mà bản thân họ không phải là người phải thi hành án) tỏ rõ thái độ chống đối quyết liệt, thậm chí tìm mọi cách để chuyển đổi, tặng, cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác, thay đổi hiện trạng, hủy hoại tài sản nhằm mục đích trốn tránh việc thi hành án. Cùng với đó, còn có ngân hàng mang tư tưởng việc thi hành các vụ án để thu hồi nợ cho họ là trách nhiệm của cơ quan thi hành án, do đó không có sự phối hợp trong việc cung cấp các tài liệu liên quan.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Viết Tám, Trưởng Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án Cục THADS tỉnh, cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ thi hành án, nâng cao hiệu quả thi hành các vụ việc liên quan đến án tín dụng, ngân hàng, Cục THADS tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, trọng tâm là tăng cường công tác rà soát, phân loại các việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Đối với các vụ việc có đủ điều kiện thi hành án thì chỉ đạo chấp hành viên và Chi cục THADS tổ chức thi hành án dứt điểm, đẩy nhanh việc thi hành các vụ án còn tồn đọng. Bên cạnh đó, tăng cường theo dõi, đôn đốc kịp thời chỉ đạo các chi cục THADS trong việc thực hiện các bản án. Đồng thời đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý những vụ việc mà Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa đưa ra. Trường hợp không xử lý được có thể đưa ra để Ban Chỉ đạo THADS tỉnh có hướng giải quyết. Mặt khác, xây dựng các chế tài hữu hiệu để xử lý trong các trường hợp người phải thi hành án không có thiện chí hợp tác, cố tình trốn tránh trách nhiệm trả nợ; kết hợp hài hòa, mềm dẻo giữa tuyên truyền, vận động đương sự chấp hành bản án. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa và Cục THADS tỉnh; tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo THADS các cấp để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, kéo dài...

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]