(Baothanhhoa.vn) - Hành vi tham ô tài sản là “tệ nạn” gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận, Nhân dân. Nó liên quan đến đạo đức công vụ của công chức, viên chức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm đối tượng tham ô tài sản

Hành vi tham ô tài sản là “tệ nạn” gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận, Nhân dân. Nó liên quan đến đạo đức công vụ của công chức, viên chức.

Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm đối tượng tham ô tài sản

Phiên tòa xét xử vụ tham ô tài sản đối với bị cáo Nguyễn Thị Hồng Vân, kế toán Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa.

Để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm tham ô tài sản, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh đã chỉ đạo TAND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, xác định các vụ án điểm về tham ô tài sản để sớm đưa ra xét xử. Chủ động phân công cán bộ, thẩm phán có năng lực chuyên môn tiếp cận hồ sơ các vụ án tham ô tài sản, bảo đảm việc xét xử được tiến hành đúng pháp luật, nghiêm minh, không để án quá hạn luật định, không bỏ lọt tội phạm; đặc biệt là những vụ án tham ô tài sản lớn được dư luận xã hội quan tâm. Chỉ tính riêng trong năm 2020 và năm 2021, TAND tỉnh đã xét xử gần 10 vụ án về tham ô tài sản, với những bản án nghiêm khắc, được đông đảo dư luận đánh giá là rất thích đáng.

Điển hình, ngày 25-11-2021, TAND tỉnh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Hồng Vân, sinh năm 1986, kế toán Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa về tội “Tham ô tài sản”. Theo bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, do cần tiền để chi tiêu cá nhân nên từ tháng 1 đến tháng 7- 2020, Nguyễn Thị Hồng Vân đã lợi dụng việc quản lý thu, chi tài chính của Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa có sơ hở, do ông Phạm Ngọc Quyết là Chủ tịch Hội Người mù - chủ tài khoản và ban thường vụ hội đều là người có nhược điểm về thể chất (bị mù), nên bằng nhiều thủ đoạn đã lập khống hợp đồng, chứng từ thanh toán, lấy hóa đơn giá trị gia tăng nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo gây thiệt hại cho Hội Người mù số tiền trên 780 triệu đồng. Trong số tiền này Vân chiếm đoạt trên 753 triệu đồng. Ngoài ra, Vân còn tự ý lập chứng từ, thủ tục và nhờ Nguyễn Ngọc Sơn rút số tiền gần 674 triệu đồng của hội và tự ý lập phiếu thu, lập séc rút sổ tiết kiệm từ nguồn tiết kiệm của hội và trung tâm giáo dục dạy nghề cho người mù, với tổng số tiền trên 836 triệu đồng để chi tiêu cá nhân. Tổng số tiền mà Nguyễn Thị Hồng Vân đã gây thiệt hại cho Hội Người mù và trung tâm giáo dục dạy nghề cho người mù trên 2 tỷ 290 triệu đồng, trong đó Vân đã chiếm đoạt 2 tỷ 263 triệu đồng.

Tại phiên tòa, Nguyễn Thị Hồng Vân đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như trong cáo trạng viện kiểm sát truy tố. Trong lời nói sau cùng, Nguyễn Thị Hồng Vân thể hiện sự ăn năn, hối hận và mong được xét xử khoan hồng để được sớm trở về tái hòa nhập với cộng đồng, đoàn tụ với gia đình. Căn cứ bản cáo trạng, lời khai tại tòa, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hồng Vân 16 năm tù giam và bồi thường cho Hội Người mù và trung tâm giáo dục dạy nghề trên 1,5 tỷ đồng.

Những bản án đối với đối tượng tham nhũng là bài học cảnh tỉnh cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có những biểu hiện lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô tài sản. Nhiều trong số đó là những giọt nước mắt hối hận muộn màng, sự ăn năn, bởi chính những việc làm của mình đã khiến bản thân hoặc người thân của mình phải đau khổ, vướng vào vòng lao lý. Để không còn những giọt nước mắt hối hận, ăn năn của các đối tượng sau những phiên tòa; đồng thời để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham ô tài sản thiết nghĩ cần phải tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh, phòng chống hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn của cán bộ, đảng viên. Các cơ quan, đơn vị cần thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Song song với đó, cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, giám sát và phản biện từ trên xuống, từ dưới lên, từ bên ngoài (của Nhân dân, các tổ chức xã hội,...) và từ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, làm cho cán bộ, đảng viên “không thể” và “không dám” lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái trong khi thi hành công vụ. Kịp thời xử lý đối với cán bộ, đảng viên có những biểu hiện, hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô tài sản...

Bài và ảnh: Quốc Hương


Bài và ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]