Cốt lõi vẫn ở sự tự giác
Trước khi sát hạch tay lái, học viên đều phải trải qua những tiết học bắt buộc về đạo đức người lái xe. Từ năm 2019 môn học này đổi thành “Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông”.
Rõ ràng là không chỉ cơ sở đào tạo mà cả xã hội đều mong muốn có những lái xe vừa có kỹ thuật vừa có đạo đức khi tham gia giao thông, nhưng thực tế thì sao?
Tham gia giao thông hoặc xem các clip về giao thông luôn đem đến cho chúng ta thêm sự lo lắng. Những lái xe vi phạm pháp luật về giao thông không đơn giản chỉ là do họ non kinh nghiệm, mà lớn hơn chính là sự non yếu về đạo đức.
Với số tiết học không nhiều trong cơ sở đào tạo cùng giáo trình được nhiều chuyên gia đánh giá là còn thiếu tính thực tế, môn học này được nhìn nhận mới chỉ là kênh tác động đến ý thức của lái xe. Thế nhưng ngay cả điều ít ỏi đó, với nhiều người ngay sau khi rời cơ sở đào tạo đã quên ngay.
Khi ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo lái xe ra đời thì cách quản lý, vận hành đào tạo cũng đang được một số cơ sở chuyển dịch theo hướng “mềm” hơn để thu hút học viên. Cùng với đó nhiều lái xe đến cơ sở đào tạo mang theo tư tưởng cốt chỉ để lấy giấy phép nhiều hơn là muốn trở thành lái xe thực thụ, có kỹ năng và có văn hóa.
Cách đây 10 năm tôi tham gia một khóa đào tạo lái xe theo con đường cả cơ quan đăng ký tổ chức lớp học riêng. Chúng tôi được học theo yêu cầu, chú trọng rèn luyện tay lái, còn môn học đạo đức người lái xe thì rút càng ngắn càng tốt hoặc giáo viên châm chước cho học viên vắng mặt. Ấy là khi mà việc cạnh tranh trong đào tạo lái xe còn chưa khốc liệt như bây giờ.
Có không ít câu chuyện kể của nhiều người học sau khi ra trường, chỉ nghe thôi đã đủ để giật mình. Đạo đức đã và đang là một “khoảng trống” không hề nhỏ, tác động tiêu cực đến tay lái của một bộ phận lái xe. Với nội dung, cách thức đào tạo như hiện nay, để hình thành, rèn luyện được đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông đúng nghĩa, thực sự là một khó khăn.
Gần đây đã có nhiều văn bản chấn chỉnh tình trạng đào tạo, sát hạch lái xe. Tuy nhiên phải khẳng định, cơ sở đào tạo lái xe dù cố gắng đến mấy chắc chắn cũng chỉ có thể trang bị được một phần căn bản vấn đề đạo đức. Phần lớn hơn vẫn phải là tính tự giác của mỗi lái xe. Đây chính là cách thức hiệu quả nhất để hình thành và rèn luyện đạo đức, văn hóa giao thông, phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.
Mà để nuôi dưỡng tính tự giác lại cần phải có môi trường phù hợp từ cộng đồng, từng gia đình, suy nghĩ và tình cảm của mỗi lái xe.
An Nhiên
Cùng với đó chúng ta không chỉ nên quá chăm chú vào việc xử phạt vi phạm, mà phải lấy tuyên truyền, thuyết phục để đẩy lùi vi phạm. Xử phạt chỉ là phần ngọn, nâng cao đạo đức lái xe mới là gốc rễ vấn đề.
{name} - {time}
- 2023-03-24 08:04:00
Liên tiếp bắt, khởi tố 4 vụ, 8 đối tượng phạm tội về ma túy
- 2023-03-23 15:04:00
Phối hợp tuyên truyền chống khai thác IUU và phòng, chống ma túy cho ngư dân TP Sầm Sơn
- 2020-07-25 15:41:00
Kiểm định xe gắn hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Chấp thuận vị trí đấu nối dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn vào đường tỉnh 513
Phó Thủ tướng: Kiên quyết xử lý cán bộ, công chức tiếp tay tội phạm
[VIDEO] Cần tỉnh táo nhận diện thông tin bịa đặt, sai sự thật
Bắt tạm giam đối tượng gửi đơn thư vu khống lãnh đạo huyện Thạch Thành
Thị xã Nghi Sơn mở đợt cao điểm lập lại trật tự hành lang ATGT và đảm bảo vệ sinh môi trường
Thị xã Nghi Sơn tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn
Bắt giữ gần 560 kg thịt lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ
Trao thưởng cho Công an TP Thanh Hóa về thành tích đấu tranh phòng chống tội phạm
Phát hiện nhiều trường hợp làm giả hồ sơ, giấy tờ để cấp hộ chiếu