(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa có thương hiệu. Nắm bắt tâm lý đó, các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng diễn biến ngày càng phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần có chế tài mạnh hơn trong xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa có thương hiệu. Nắm bắt tâm lý đó, các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng diễn biến ngày càng phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.

Cán bộ quản lý thị trường hướng dẫn hộ kinh doanh tại thị trấn Thường Xuân phân biệt hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ.

Đại diện Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, cho biết: Thời gian gần đây, không chỉ các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng hóa vi phạm quyền SHTT gia tăng mà đáng báo động là tình trạng sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với đầy đủ trang thiết bị chuyên nghiệp. Các loại hàng hóa vi phạm này được tiêu thụ nhiều tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa do đồng bào, nhân dân sống ở khu vực này phần lớn có thu nhập thấp, kiến thức để nhận biết chất lượng hàng hóa còn hạn chế.

Trước tình hình vi phạm SHTT ngày càng diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã chỉ đạo các ngành thành viên triển khai nhiều biện pháp xử lý. Trong 7 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng tập trung kiểm soát các mặt hàng phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và những tháng mùa hè. Theo thống kê, đã có 98 vụ hàng hóa vi phạm về SHTT bị phát hiện, xử lý với số tiền xử phạt hành chính là 482 triệu đồng. Hàng hóa vi phạm bị tịch thu gồm 563 chi tiết phụ tùng, 310 mũ bảo hiểm, 270 máy móc các loại.

Tình trạng hàng hóa vi phạm SHTT đã gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính không chỉ chịu thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới uy tín của thương hiệu. Theo ông Trần Hữu Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh, thì hiện nay, hàng gian lận thương mại, hàng giả và hàng vi phạm SHTT được sản xuất rất tinh xảo, bằng mắt thường rất khó phân biệt. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho lực lượng QLTT trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Bên cạnh đó, một thực trạng đáng lo ngại là tình trạng hàng xâm phạm quyền SHTT ngày càng gia tăng nhưng các quy định, biện pháp, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Không những vậy, hiểu biết của các doanh nghiệp về SHTT còn hạn chế, chưa thực sự vào cuộc, phối hợp với các lực lượng chức năng trong việc đề nghị giám định và cung cấp thông tin về sản phẩm bị làm giả. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng chưa thể phân biệt được các mặt hàng bị xâm phạm quyền SHTT, từ đó vô tình “tiếp tay” cho các hành vi vi phạm.

Được biết, theo Điều 199 và 200 Luật SHTT: “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự”. Tuy nhiên, quy định cũng nêu rõ, việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của tòa án. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, công an, QLTT, hải quan và UBND các cấp. Với tình hình thực tế tại tỉnh ta, lực lượng thực thi nhiệm vụ về công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm SHTT chủ yếu là lực lượng QLTT, do đó hình thức xử lý mới dừng lại ở xử phạt hành chính. Việc áp dụng các mức phạt hành chính được thực hiện theo quy định hiện hành. Do đó, mặc dù nhiều vụ việc có nghi ngờ số lượng hàng hóa, vận chuyển, buôn bán vi phạm lớn, nhưng khi lực lượng chức năng làm nhiệm vụ phải căn cứ trên số lượng hàng hóa bắt quả tang tại hiện trường. Hơn nữa, hàng hóa sản xuất vi phạm SHTT không có hóa đơn chứng từ xuất kho nên không có bằng chứng để xử phạt cao hơn. Do chế tài xử phạt chưa mạnh nên vì lợi nhuận, nhiều đối tượng sau khi nộp phạt lại tiếp tục tìm cách hoạt động trở lại.

Để xử lý hiệu quả các vụ việc vi phạm về SHTT đang ngày càng diễn biến phức tạp, Nhà nước cần ban hành chế tài xử lý vi phạm về SHTT mạnh tay hơn. Đồng thời, các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ cần tăng cường các hoạt động trưng bày hàng giả, hàng nhái tại một số hội chợ, nơi đông dân cư để giúp người tiêu dùng nhận biết các dấu hiệu hàng hóa vi phạm SHTT. Các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền SHTT cũng cần chủ động “lên tiếng”, thông báo vi phạm tới lực lượng chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng.


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]