Phân luồng học sinh góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Phân luồng học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện của mỗi học sinh. Không chỉ là giải pháp tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phân luồng học sinh đúng hướng còn góp phần cung ứng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thị trường, khắc phục tình trạng thừa “thầy”, thiếu “thợ”...
Cô, trò Trường THCS Quảng Yên (Quảng Xương) trong giờ học chính khóa.
Trường THCS Quảng Yên (Quảng Xương) hiện có 67 học sinh khối 9 được chia làm 2 lớp. Để phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh, nhà trường đã cho học sinh đăng ký nguyện vọng để nắm bắt nhu cầu, mong muốn của học sinh; phối hợp với các trường: Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công thương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Xương... để hướng nghiệp cho học sinh.
Thầy giáo Lê Trí Khải, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Yên, chia sẻ: Cùng với việc triển khai Chương trình giáo dục, hướng nghiệp theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đã lồng ghép, tích hợp công tác hướng nghiệp trong quá trình giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục. Trong hoạt động hướng nghiệp có sự tham gia, phối hợp, liên kết của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ tư vấn, đại diện tổ chức đoàn thanh niên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh, các trường cao đẳng, trung cấp nghề... để giúp nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh về việc công tác phân luồng, hướng nghiệp từ sớm cho học sinh.
Bà Mai Thị Hương, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quảng Xương cho biết: Trên địa bàn huyện Quảng Xương hiện có 28 trường THCS. Việc thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau THCS đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của học sinh, phụ huynh trong chọn lựa nghề nghiệp phù hợp khả năng, điều kiện kinh tế, tránh lãng phí thời gian, kinh phí do không chọn đúng nghề, tạo chuyển biến tích cực trong điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước khắc phục tình trạng thừa “thầy”, thiếu “thợ”. Để làm được việc này, phòng đã chỉ đạo các nhà trường tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, sau đó mới tiến hành phân luồng. Không chỉ phân luồng học sinh học nghề, huyện Quảng Xương còn tiến hành phân luồng học sinh thi vào các trường THPT sao cho phù hợp với năng lực của mỗi học sinh. Hằng năm huyện cũng tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm lại công tác phân luồng. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp để học sinh được phân luồng phù hợp và để học sinh được học ít nhất một nghề.
Trên địa bàn toàn tỉnh, công tác phân luồng, hướng nghiệp cũng được nhiều trường THPT chú trọng thực hiện. Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Thanh Hóa) hiện có 484 học sinh. Thầy giáo Lê Văn Thành, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trước đây, tỷ lệ học sinh đăng ký thi vào các trường đại học, cao đẳng còn khá cao. Nhưng những năm gần đây, nhờ đổi mới công tác phân luồng và hướng nghiệp mà nhận thức của phụ huynh cũng như học sinh đã thay đổi; nhiều học sinh chọn học nghề thay vì thi vào các trường đại học, cao đẳng. Năm học 2022-2023, nhà trường có khoảng 50 - 60% học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Số học sinh còn lại thì lựa chọn đi học nghề. Để có được kết quả trên, nhà trường đã đẩy mạnh công tác rà soát, phân luồng, hướng nghiệp ngay khi các em học sinh bước vào lớp 10. Đồng thời tăng cường phối hợp hướng nghiệp với các trường cao đẳng, trung cấp nghề, các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, kinh doanh...
Thời gian qua, công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh đã có chuyển biến tích cực. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục hướng nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT, đa dạng hóa các hình thức tư vấn hướng nghiệp... Tuy nhiên, công tác hướng nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau THCS, THPT đều thấp, chưa đảm bảo cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực giữa các ngành, nghề, trình độ; tâm lý coi trọng bằng cấp còn nặng nề; nội dung hướng nghiệp vẫn còn nặng lý thuyết; hạn chế về cung cấp thông tin ngành nghề... Thực tế này đòi hỏi cần phải đổi mới hơn nữa công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh; xây dựng đội ngũ tư vấn hướng nghiệp giàu kinh nghiệm trong các trường học; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh... để công tác phân luồng hướng nghiệp thực sự phát huy hiệu quả trong việc định hướng nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bài và ảnh: Linh Hương
{name} - {time}
-
2024-12-11 15:02:00
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
-
2024-12-11 06:35:00
Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS
-
2024-02-18 15:04:00
Gian nan chuyện học ở bản Mùa Xuân
Từ phong trào thi đua đến nâng cao chất lượng giáo dục
Tuyển sinh đại học năm 2024: Nhiều mã ngành mới được mở
Thành phố Sơn La được công nhận là thành phố học tập toàn cầu
Hấp dẫn sân chơi tài năng mới cho học sinh xứ Thanh
Đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
Ocean Edu tổng kết năm 2023, kỷ niệm 17 năm ngày thành lập
Ngành giáo dục và đào tạo Như Xuân tích cực chuyển đổi số
Thọ Xuân tổ chức Tết khuyến học Giáp Thìn 2024
Xây dựng “Trường học hạnh phúc” gắn với các hoạt động thực tế ở ngành giáo dục TP Thanh Hóa