(Baothanhhoa.vn) - Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định đã ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại xã Yên Phong với tổng diện tích 210m2, quy mô hơn 7.000 con.

Nuôi thủy sản gắn với an toàn thực phẩm ở huyện Yên Định

Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định đã ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại xã Yên Phong với tổng diện tích 210m2, quy mô hơn 7.000 con.

Nuôi thủy sản gắn với an toàn thực phẩm ở huyện Yên ĐịnhMô hình nuôi cá của hộ anh Phạm Trọng Quang, xã Yên Phú có giá trị kinh tế cao.

2 hộ tham gia mô hình điểm được hỗ trợ con giống, thức ăn, được huấn luyện kỹ thuật nuôi, liên kết tiêu thụ sản phẩm... Trong quá trình thực hiện, hộ dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật từ khâu xử lý bể nuôi, chăm sóc, quản lý, phòng bệnh... nên lươn sinh trưởng tốt. Sau gần 8 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 85%, cao hơn so với yêu cầu đề ra, trừ chi phí, mỗi hộ có thu nhập hơn 36 triệu đồng.

Anh Hoàng Anh Kiên ở thôn Thị Thư, chia sẻ: "So với nuôi lươn theo cách truyền thống thì nuôi lươn không bùn dễ quan sát quá trình sinh trưởng, phát triển và phát hiện bệnh, có thể nuôi với mật độ cao hơn nhiều lần so với nuôi lươn truyền thống. Thời gian chăm sóc ít, nhưng hiệu quả lại cao".

Từ sau mô hình điểm này, xã Yên Phong và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền để nhân rộng ra các hộ khác, cải tạo chuồng chăn nuôi cũ thành bể để nuôi lươn, tăng thu nhập.

Tại thôn Bái Thượng, xã Yên Phú, gia đình anh Phạm Trọng Quang có nhiều năm phát triển mô hình vườn - ao - chuồng hiệu quả. Nếu trước đây, gia đình anh nuôi các loại cá truyền thống như: rô phi, mè hoa, trắm cỏ... thì nay thêm các loại cá trắm ốc, trắm đen, cá chuối hoa, mè, chép. Mỗi năm gia đình xuất bán khoảng 10 tấn cá các loại. Ở xã Yên Phú, có hàng chục hộ làm trang trại vườn - ao - chuồng, quy mô bình quân từ 1,5ha/hộ trở lên.

Yên Định là huyện có truyền thống lâu đời trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt do có vị trí thuận lợi nằm ven sông Mã và sông Cầu Chày với 1.061ha mặt nước ao hồ. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã đem lại một nguồn thu nhập lớn cho người dân và đóng góp trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Nhiều đối tượng con nuôi đang được phát triển tại đây, như: các loại cá nước ngọt, lươn đồng, chạch đồng, ếch đồng... Tuy nhiên, nuôi ngoài tự nhiên rất khó quản lý đối tượng nuôi, năng suất thấp và bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết. Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chuồng trại để phát triển mô hình con nuôi thủy sản theo hướng an toàn, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế. Ngành nông nghiệp huyện chủ động đấu mối, phối hợp chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị du nhập và đưa các giống thủy sản có năng suất, chất lượng vào nuôi, nhân cấy mô hình mới cho hộ dân.

Đã có nhiều mô hình thủy sản có giá trị, như: Mô hình nuôi cá quả, nuôi lươn trong bể xi măng ở các xã Yên Phong, Yên Trường, Yên Thịnh; nuôi cá trắm đen xã Yên Ninh; nuôi cá trắm giòn xã Yên Hùng, nuôi ốc nhồi tại các xã Định Liên, Yên Tâm; nuôi cá chép thâm canh tại xã Yên Phú, nuôi tôm ở xã Yên Thái... Năm 2024, sản lượng thủy sản toàn huyện đạt 4.210 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 4.115 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản của huyện đạt 223,64 tỷ đồng.

Để phát triển thủy sản theo hướng chuyên sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường, hàng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường, tổ chức tuyên truyền và thông báo cơ sở lập hồ sơ môi trường theo đúng quy định. Toàn huyện có 850 cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, trong đó có 86 cơ sở sở hữu đối tượng cài đặt hồ sơ môi trường, 100% cơ sở đều đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.

Đồng chí Trịnh Văn Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Định, cho biết: "Việc phát triển con nuôi thủy sản đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân trong huyện. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, định hướng cho người dân phát triển con nuôi phù hợp, không chạy theo phong trào, tự phát. Đồng thời, hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh theo hướng an toàn sinh học, đầu tư xây dựng trang trại, gia trại, đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác, kết nối và khuyến khích người nuôi chủ động liên kết với các đơn vị để chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng".

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]