(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, Ban Chỉ đạo XDNTM tỉnh, sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã tạo nên một Thiệu Hóa có diện mạo khang trang. Đời sống của người dân nông thôn được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân nông thôn. Đến nay, đã có 24/24 xã đạt chuẩn NTM, Thiệu Hóa được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020.

Thiệu Hóa phát huy kết quả huyện NTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, Ban Chỉ đạo XDNTM tỉnh, sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã tạo nên một Thiệu Hóa có diện mạo khang trang. Đời sống của người dân nông thôn được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân nông thôn. Đến nay, đã có 24/24 xã đạt chuẩn NTM, Thiệu Hóa được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020.

Thiệu Hóa phát huy kết quả huyện NTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫuCông nhân Công ty TNHH Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa trong ca sản xuất. Ảnh: Xuân Hùng

Tin liên quan:
  • Thiệu Hóa phát huy kết quả huyện NTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu
    Triệu Sơn phát huy kết quả huyện NTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng NTM ...

    Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân trong huyện, Triệu Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới, khang trang hơn, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, đã có 32/32 xã đạt chuẩn NTM, Triệu Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020, sớm hơn so với kế hoạch.

Thiệu Hóa là miền đất non nước hữu tình gắn với địa danh núi Đọ - nơi ghi dấu tích của người Việt cổ cách đây khoảng 40 vạn năm; một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh ra các anh hùng hào kiệt, các bậc khai quốc công thần, danh nhân văn hóa của dân tộc, tiêu biểu như: Dương Đình Nghệ, Đinh Lễ, Lê Văn Hưu, Nguyễn Quán Nho, Trần Lựu... Nơi đây còn có những địa chỉ đỏ nhiều lớp người sớm được giác ngộ cách mạng, như: Thiệu Toán, Thiệu Minh, Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Tiến với nhiều lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa. Nơi có Chi bộ Phúc Lộc là một trong ba chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa - đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt và là mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Thiệu Hóa nói riêng. Trên địa bàn huyện có những điệu chèo cổ, những câu hát chèo chải (Thiệu Nguyên) hay điệu múa đèn xếp chữ (Thiệu Quang) đã có từ lâu đời và là di sản văn hóa giàu giá trị, được kết tinh từ sức lao động, tình yêu quê hương, đất nước; đồng thời, tạo nên những nét văn hóa rất riêng, đặc sắc và nổi danh cho vùng đất Thiệu Hóa.

Năm 2010 triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM, huyện Thiệu Hóa mới đạt bình quân 5,7 tiêu chí/xã; phần lớn các tiêu chí chưa đạt là các tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội cần nhiều vốn. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp cao chiếm 41,4%, công nghiệp - xây dựng mới chiếm 34,3%, dịch vụ chiếm 24,3%; thu nhập bình quân đầu người mới đạt 13,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn tới 22,84%. Cơ sở vật chất giáo dục cơ bản chưa đạt chuẩn, nhà văn hóa, khu thể thao còn thiếu, công sở làm việc chưa đáp ứng nhu cầu; hệ thống giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng phục vụ cho sản xuất và đi lại của Nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu.

Để thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, tại Đại hội Đảng bộ huyện các khóa vừa qua đều chọn “Phát triển nông nghiệp và XDNTM” là chương trình trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời, thực hiện Chương trình XDNTM, năm 2010, huyện thành lập bộ máy chỉ đạo từ huyện, xã đến thôn. Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nhiều nghị quyết về Chương trình XDNTM. UBND huyện đã ban hành các đề án về “Phát triển nông nghiệp và XDNTM”, các kế hoạch, chương trình hành động phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đi đôi với đó, công tác tuyên truyền được huyện triển khai sâu rộng và bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm tạo sự đồng thuận trong Nhân dân về XDNTM. Hội LHPN huyện tổ chức hội thi “Phụ nữ chung tay XDNTM”, thu hút đông đảo hội viên và Nhân dân tham gia cổ vũ cho hội thi. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, xã đã triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, xây dựng đô thị văn minh”... “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Đoạn đường cựu chiến binh tự quản”. Đi đôi với công tác tuyên truyền, huyện Thiệu Hóa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, huyện chỉ đạo các xã tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; thực hiện tốt quy hoạch vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau màu hàng hóa; đồng thời, chuyển đổi vùng sản xuất hiệu quả thấp sang mô hình trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản, phát triển các con nuôi đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao... Kết quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2021 đạt 135,6 triệu đồng/ha. Đi đôi với đó, huyện chuyển mạnh từ chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại và sản xuất hàng hóa. Công tác quản lý dịch bệnh được huyện đặc biệt quan tâm, được các ngành chuyên môn của tỉnh đánh giá cao về công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Ứng dụng công nghệ biogas, đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Năm 2021, toàn huyện có 37 HTX, tăng 8 HTX so với năm 2011 và các HTX đã góp phần giải quyết nhiều việc làm cho các thành viên, phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Đi đôi với phát triển nông nghiệp, huyện Thiệu Hóa tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế, huyện Thiệu Hóa đã và đang quy hoạch, hoàn chỉnh thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu công nghiệp, các cụm công nghiệp trên địa bàn. Như Khu Công nghiệp Giang – Quang – Thịnh, diện tích khoảng 300 ha; Cụm Công nghiệp Vạn Hà 1, tại xã Thiệu Phú, diện tích giai đoạn 1 là 17 ha; Cụm Công nghiệp Hậu Hiền, tại xã Minh Tâm, diện tích 60 ha; Cụm Công nghiệp Ngọc Vũ, tại hai xã Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, diện tích 50 ha; hai cụm làng nghề là đúc đồng Trà Đông, tại xã Thiệu Trung; ươm tơ dệt nhiễu tại thị trấn Thiệu Hóa. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành chủ lực tạo ra giá trị sản xuất, giải quyết nhiều việc làm, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và XDNTM. Năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 4.830 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,2% tổng giá trị sản xuất toàn huyện, tăng 9,9% so với năm 2011 và năm 2021 đạt 5.646 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020. Ngoài ra, toàn huyện có 3 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, gồm: Làng nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung: làng nghề bánh đa Đắc Châu, xã Tân Châu; làng nghề ươm tơ, diệt nhiễu Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa. Dịch vụ - thương mại trên địa bàn huyện phát triển tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, huyện có điều kiện huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ngoài các chính sách của Trung ương, của tỉnh, HĐND huyện đã ban hành 34 nghị quyết, với nhiều cơ chế hỗ trợ để khuyến khích phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế và hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục. Tổng số vốn huy động XDNTM từ khi triển khai đến nay hơn 9.129 tỷ đồng. Từ nguồn vốn huy động, huyện tập trung đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện để phát triển kinh tế - xã hội; từng bước xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối toàn diện với đường quốc gia, đường tỉnh, giữa trung tâm hành chính huyện với trung tâm hành chính các xã và đến các thôn, xóm, các cụm kinh tế - xã hội, khu du lịch, các điểm du lịch, các cụm công nghiệp, các đô thị trên địa bàn. Hệ thống thủy lợi liên xã được xây dựng đồng bộ, phù hợp với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tỷ lệ các hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 100%.

Các hoạt động văn hóa - y tế - giáo dục, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm chuyển biến mạnh mẽ. Trung tâm Văn hóa - Thể thao của huyện được xây dựng đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động đạt và vượt kế hoạch đề ra; hội trường, nhà văn hóa xã từ 200 đến 300 chỗ ngồi, được trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ, loa đài, âm thanh, ánh sáng, có các phòng chức năng đáp ứng phục vụ tổ chức tốt nhiều sự kiện quan trọng của xã. Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế huyện được đầu tư về cơ sở hạ tầng, đội ngũ y, bác sĩ thường xuyên được nâng cao trình độ, bảo đảm cho hoạt động chuyên môn và khám, chữa bệnh cho Nhân dân địa bàn. Đến năm 2021, toàn huyện có 3 trường THPT; trong đó, 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường được huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng và đến nay chất thải rắn, chất thải y tế trên địa bàn cơ bản được thu gom và xử lý theo quy định; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều đạt tiêu chuẩn môi trường.

Trong quá trình XDNTM, Thiệu Hóa tập trung xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã đạt trong sạch, vững mạnh. Hàng năm, Huyện ủy ban hành nghị quyết, UBND huyện đã ban hành kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn luôn được bảo đảm, không hình thành điểm nóng phức tạp, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

Phát huy kết quả đạt được, huyện Thiệu Hóa đề ra mục tiêu đến năm 2025, thực hiện XDNTM phát triển toàn diện, bền vững đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả XDNTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, huyện NTM... Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 15,5%; tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 108.000 tấn; tổng huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2021-2025 đạt 20.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng/năm; mỗi xã có ít nhất 1 thôn đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu, toàn huyện có 50 thôn kiểu mẫu; có 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Diện tích đất được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao 650 ha; giá trị sản phẩm/1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 150 triệu đồng/năm; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 5%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, xã chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 85%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 0,4% - 0,5%/năm... tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

Để đạt mục tiêu đề ra, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những thành quả đạt được trong XDNTM nhằm tạo niềm tin, cổ vũ, động viên Nhân dân tiếp tục hăng hái thi đua thực hiện chương trình, coi XDNTM là nhiệm vụ lâu dài có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc. Đồng thời, rà soát, lập quy hoạch chung xã giai đoạn 2021-2030 và quy hoạch sử dụng đất của huyện bảo đảm phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch khác, nhất là quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2045. Về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện chú trọng thực hiện có hiệu quả tích tụ, tập trung đất đai; đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thành lập các HTX kiểu mới trong nông nghiệp. Tiếp tục rà soát, đánh giá các sản phẩm tiềm năng của mỗi xã để tuyên truyền, vận động các chủ thể có sản phẩm nổi bật, đặc trưng của địa phương đạt tiêu chí sản phẩm OCOP. Đi đôi với đó, huyện phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh quy hoạch, hoàn chỉnh các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp, các cụm công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động; cũng như thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Huyện kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học. Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn, chú trọng dạy nghề, đào tạo nghề cho người lao động và phấn đấu chất lượng giáo dục của huyện luôn xếp tốp đầu của tỉnh. Tăng cường đầu tư bổ sung cơ sở vật chất trường học, bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia. Tăng cường đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân trên địa bàn. Thường xuyên đầu tư, chỉnh trang cảnh quan, môi trường trong các cơ sở y tế bảo đảm sáng - xanh - sạch - đẹp theo hướng đô thị hóa. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, nhất là tại các nhà văn hóa – khu thể thao thôn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể thao của Nhân dân.

Huyện tiếp tục xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kết nối chặt chẽ XDNTM với quá trình đô thị hóa.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm, giai đoạn 2012-2021 đạt gần 13%. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 41,4% năm 2011 còn 23,5% năm 2020, công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,3% lên 44,2%, dịch vụ tăng từ 24,3% lên 32,3%. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 10.350,9 tỷ đồng, gấp 2,9 lần năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 48,38 triệu đồng/người. Tổng số vốn huy động XDNTM hơn 9.129 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 387,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 266 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 310,6 tỷ đồng, ngân sách xã 774,6 tỷ đồng, vốn tín dụng 644 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp đầu tư 170 tỷ đồng, vốn lồng ghép 111,6 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi hơn 800 tỷ đồng, hiến đất tương đương 428,8 tỷ đồng và tự đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, khuôn viên vườn hộ hơn 5.235 tỷ đồng, chiếm 57,35%. Trên địa bàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát, tỷ lệ nhà ở dân cư 24 xã XDNTM đạt chuẩn của Bộ Xây dựng 87,97%, tăng 34,9% so với năm 2011.

Nguyễn Văn Biện

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]