(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhưng với sự nỗ lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, các cấp ủy, chính quyền huyện Nông Cống đã và đang gấp rút hoàn thành các công việc còn dang dở, nỗ lực để cán đích huyện nông thôn mới (NTM) trong năm 2021.

Nông Cống nỗ lực “cán đích” huyện nông thôn mới

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhưng với sự nỗ lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, các cấp ủy, chính quyền huyện Nông Cống đã và đang gấp rút hoàn thành các công việc còn dang dở, nỗ lực để cán đích huyện nông thôn mới (NTM) trong năm 2021.

Nông Cống nỗ lực “cán đích” huyện nông thôn mớiNghề sản xuất nón lá Trường Giang (Nông Cống).

Về huyện Nông Cống những ngày này, chúng tôi cảm nhận rõ niềm phấn khởi, tự hào của người dân sau thành quả của hơn 10 năm xây dựng NTM do chính công sức của những con người nơi đây xây đắp lên. Những năm trước đó, Nông Cống là huyện thuần nông, cơ bản độc canh cây lúa, địa hình thấp trũng, thường xuyên phải gánh chịu sự khắc nghiệt của thiên tai, bão lũ. Song, chính điều này đã hun đúc nên ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, chịu thương, chịu khó, vượt mọi thử thách để phát triển, biến vùng đất nghèo “chiêm trũng” trở thành miền quê đáng sống.

Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, diện mạo nông thôn huyện Nông Cống đã thay đổi vượt bậc, kinh tế phát triển, hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, nhất là hạ tầng giao thông; cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở trường học từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống Nhân dân. Giai đoạn 2016-2021, với sự tập trung và quyết tâm cao của lãnh đạo cùng các tầng lớp Nhân dân Nông Cống, đã cơ bản hoàn thành các nội dung xây dựng đạt chuẩn NTM từ xã đến huyện. Nông Cống cũng đã xác định rõ hướng đi trong xây dựng huyện NTM là quan tâm nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông; đầu tư trường lớp học; hỗ trợ các vùng tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị kinh tế; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn “sáng - xanh - sạch - đẹp”, ngày càng văn minh, hiện đại.

Nhắc đến Nông Cống hôm nay, bên cạnh những di tích lịch sử văn hóa, làng nghề nổi tiếng được nhiều người biết đến, như: di tích lịch sử - văn hóa đền Mưng, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn (xã Thăng Bình), đình làng Đông Cao (xã Trung Chính), di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền thờ Đỗ Bí, di tích lịch sử cấp tỉnh đình làng Vũ Yên... Nông Cống còn được biết đến với các mô hình kinh tế mới với doanh thu hàng tỷ đồng, nhiều khu dân cư giàu đẹp, yên bình, mang đậm bản sắc văn hóa của làng quê Việt Nam. Đây là minh chứng cho sự chỉ đạo đúng đắn và nhất quán của các cấp ủy đảng, chính quyền, từ chủ trương đến hành động, là sự phát huy và gắn kết nội lực trong Nhân dân, đưa Nhân dân trở thành chủ thể trong việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Quán triệt quan điểm “Coi nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược, xây dựng NTM là căn bản, tái cơ cấu nông nghiệp là then chốt, người nông dân là chủ thể” và “Xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, xuất phát từ điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương, huyện Nông Cống đã có những chính sách kích cầu sát thực, hiệu quả; đồng thời, chỉ đạo quyết liệt nhằm đưa chính sách đến tận người dân; các mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ... tăng nhanh về số lượng, bảo đảm chất lượng và phát triển đồng đều, đánh thức tiềm năng đất đai, lao động, trí tuệ và khát vọng làm giàu ở khắp các miền quê Nông Cống.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, như: Quốc lộ 47C, đường tỉnh kết nối huyện Nông Cống đi huyện Quảng Xương và Quốc lộ 1A; 87,5 km đường huyện; hơn 236 km đường xã; gần 1.200 km đường thôn, xóm, nội đồng..., với tổng kinh phí thực hiện hơn 750 tỷ đồng... Đi đôi với đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, huyện Nông Cống cũng xác định phát triển sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, sản xuất lúa chất lượng, rau màu thực phẩm và thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP. Huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, như: hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, cứng hóa hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, đường điện phục vụ sản xuất; đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP... Nhờ đó, trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện liên tục phát triển toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, gắn với ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Huyện đã xác định các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: lúa, gạo, rau an toàn, cói, tôm, cua, cá... Đồng thời, thực hiện chương trình tích tụ, tập trung đất đai sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác. Tính đến 31-7-2021, toàn huyện đã tích tụ, tập trung được hơn 1.225 ha đất sản xuất và đã hình thành được 4 vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, với tổng diện tích 5.861 ha (vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 5.000 ha; vùng sản xuất rau an toàn 31 ha, vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản 230 ha, vùng sản xuất cây ăn quả 600 ha). Huyện tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, như: nhà máy may xuất khẩu của Công ty Tân Tiến Phát tại xã Thăng Long; Công ty TNHH HTV Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm Yên Mỹ; Công ty Triso thực hiện dự án trồng, chế biến rau má tại xã Tượng Sơn, với diện tích khoảng 10 ha, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại San Anh, xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ và sản xuất một số dược liệu, rau má tại xã Vạn Thắng, với diện tích khoảng 50 ha,... Hiện nay, 28/28 xã đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM; 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Trường Sơn, Vạn Thắng, Tế Lợi, Vạn Hòa và xã Trường Sơn hoàn thiện hồ sơ thẩm tra xã NTM kiểu mẫu năm 2021.

Giai đoạn 2021-2025, huyện Nông Cống tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để mọi người dân hiểu và tham gia có hiệu quả hơn nữa trong việc xây dựng NTM và NTM nâng cao. Đồng thời, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]