(Baothanhhoa.vn) - Thắp sáng đường quê” là một trong những mô hình đem lại hiệu quả thiết thực trong chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại các địa phương của huyện Quan Sơn. Việc triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động mô hình này đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở các khu dân cư, tạo điều kiện để bà con nhân dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, XDNTM văn minh, hiện đại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mô hình “Thắp sáng đường quê” ở huyện miền núi Quan Sơn

Thắp sáng đường quê” là một trong những mô hình đem lại hiệu quả thiết thực trong chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại các địa phương của huyện Quan Sơn. Việc triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động mô hình này đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở các khu dân cư, tạo điều kiện để bà con nhân dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, XDNTM văn minh, hiện đại.

Mô hình “Thắp sáng đường quê” ở huyện miền núi Quan Sơn

Ánh điện đã soi sáng những con đường ở xã Tam Lư.

Bản Ngàm, xã Sơn Điện có 75 hộ gia đình với 370 nhân khẩu, có 3 dân tộc Thái, Mường, Mông cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 80%. Thực hiện chủ trương của huyện Quan Sơn và xã Sơn Điện về triển khai mô hình “Thắp sáng đường quê”, bản Ngàm đã tích cực vận động các hộ gia đình trong thôn tham gia đóng góp trên 40 triệu đồng cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của xã để tiến hành lắp đặt bóng chiếu sáng, hệ thống dây điện, cột điện và công tơ tự ngắt. Hiện nay, bản Ngàm đã có gần 2km đường được chiếu sáng. Để quản lý và vận hành có hiệu quả, bà con nhân dân trong bản thống nhất tự chi trả tiền điện, kinh phí sửa chữa, lắp đặt hệ thống bóng điện chiếu sáng. Mỗi hộ gia đình đóng góp 10.000 đồng/tháng, đối với những gia đình hộ nghèo, cận nghèo sẽ không phải tham gia đóng góp kinh phí. Nhờ có hệ thống điện chiếu sáng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại ban đêm, hạn chế các tệ nạn xã hội.

Đồng chí Lương Văn Duẩn, bí thư chi bộ, trưởng bản Ngàm, chia sẻ: Ban đầu khi mới triển khai thực hiện mô hình “Thắp sáng đường quê”, một số hộ gia đình trong bản cũng đã có những ý kiến trái chiều. Chi bộ đã phối hợp với các đoàn thể trong bản tích cực tuyên truyền, vận động để bà con nhân dân hiểu và đồng tình ủng hộ từ phương án lắp đặt bóng đèn, cột điện, dây điện, mức đóng góp, đối tượng miễn giảm, cách quản lý vận hành và cử người giám sát thi công... Sau khi được tuyên truyền, vận động nhiều hộ dân đã thay đổi nhận thức, tích cực tham gia góp công, góp của để triển khai thực hiện. Ánh điện đã giúp người dân thắt chặt hơn tình làng, nghĩa xóm, cùng nhau đoàn kết xây dựng bản Ngàm ngày càng đổi mới. Năm 2017, bản Ngàm được Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương là tập thể kiểu mẫu, bản NTM kiểu mẫu cấp tỉnh.

Nhận thấy hiệu quả của mô hình “Thắp sáng đường quê” ở các thôn, bản, lãnh đạo UBND huyện Quan Sơn đã khuyến khích chính quyền các địa phương và người dân nhân rộng mô hình này ra khắp địa bàn huyện. Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân cùng đóng góp tiền, công lao động. Từ 8 bản làm điểm, đến nay, mô hình đã nhân rộng ra 65/94 bản, khu phố trong huyện đã lắp đặt được trên 970 cột điện, chiếu sáng hơn 56 km đường bê tông liên thôn, bản với tổng kinh phí lắp đặt hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp hơn 650 triệu đồng, 1.280 ngày công, còn lại do huyện, các xã, thị trấn và các nhà hảo tâm hỗ trợ. Điện “đi” đến đâu là mang theo niềm vui, phấn khởi cho bà con đến đó. Có điện sáng, hình ảnh các con đường vào bản thay đổi hẳn vào ban đêm, không chỉ thuận tiện cho người dân đi lại, thể dục thể thao, giảm thiểu tai nạn giao thông mà an ninh trật tự thôn, làng được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm hẳn.

Đồng chí Hà Xuân Khanh, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Quan Sơn, chia sẻ: Mô hình “Thắp sáng đường quê” ở huyện Quan Sơn được ví như luồng gió mới làm đổi thay cuộc sống người dân huyện vùng cao biên giới vốn còn nhiều khó khăn, vất vả. Điện sáng, không chỉ có ý nghĩa là làm “sáng đường”, mà còn “sáng đầu” vì đó là “cuộc cách mạng” làm thay đổi nhận thức của người dân, xóa bỏ đi sự trông chờ, ỷ lại của người dân miền núi. Trước đây, những con đường liên thôn, liên bản chưa được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, người dân rất ngại ra đường vào buổi tối. Nhưng bây giờ, có điện sáng người dân thường xuyên sang nhà nhau để trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, thắt chặt tình đoàn kết làng xóm. Cũng từ khi có điện, tình trạng mất trật tự công cộng, trộm cắp tài sản giảm hẳn. Mặc dù mới triển khai thực hiện trong thời gian chưa lâu, nhưng mô hình “Thắp sáng đường quê” đã trở thành dấu ấn đậm nét bởi tính hiệu quả của nó. Huyện Quan Sơn phấn đấu năm 2020 có 90% bản, khu phố có hệ thống điện chiếu sáng. Ánh điện không những xua tan bóng tối, xua đi những tệ nạn xã hội luôn có nguy cơ rình rập, đe dọa cuộc sống của người dân mà còn khẳng định sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Quan Sơn trong việc chung sức, đồng lòng XDNTM.

Bài và ảnh: Phan Nga


Bài Và Ảnh: Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]