(Baothanhhoa.vn) - Thôn Ngọ Thượng, xã Thăng Bình (Nông Cống) vừa đưa vào sử dụng nhà văn hóa thôn khang trang giữa khu đất rộng và thoáng đãng. Công trình trị giá 1,5 tỷ đồng này là niềm mơ ước từ nhiều năm nay của 238 hộ dân với gần 1.100 nhân khẩu. Với người dân Ngọ Thượng, đây chính là “công trình thế kỷ” bởi không phải dễ dàng huy động được sức dân ở một vùng thuần nông trong một sớm một chiều để xây dựng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huy động nguồn lực, phát triển hạ tầng ở những xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới

Thôn Ngọ Thượng, xã Thăng Bình (Nông Cống) vừa đưa vào sử dụng nhà văn hóa thôn khang trang giữa khu đất rộng và thoáng đãng. Công trình trị giá 1,5 tỷ đồng này là niềm mơ ước từ nhiều năm nay của 238 hộ dân với gần 1.100 nhân khẩu. Với người dân Ngọ Thượng, đây chính là “công trình thế kỷ” bởi không phải dễ dàng huy động được sức dân ở một vùng thuần nông trong một sớm một chiều để xây dựng.

Huy động nguồn lực, phát triển hạ tầng ở những xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới

Quần thể đình làng, nhà văn hóa, sân thể thao làng Đông Cao, xã Trung Chính, huyện Nông Cống.

Theo ông Phạm Bá Hoàng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Ngọ Thượng: Sau khi sáp nhập hai thôn Ngọ Trung và Ngọ Thượng thành thôn Ngọ Thượng mới vào năm 2018, nhu cầu nhà văn hóa càng trở nên cấp thiết để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt khi số người tăng lên gấp đôi. Hơn nữa, các nhà văn hóa cũ đều xuống cấp, chưa đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới (NTM) về nhà văn hóa thôn. Từ tháng 6–2020, được sự hỗ trợ của xã Thăng Bình, cán bộ và Nhân dân trong thôn đã họp bàn, thống nhất xây dựng nhà văn hóa khang trang. Thôn đã vận động con em xa quê hỗ trợ được 50% kinh phí xây dựng nhà văn hóa và các thiết bị loa đài, bàn ghế, 50% còn lại do Nhân dân trong thôn đồng thuận đóng góp. Ngoài ra, gần 100% các tuyến đường làng, ngõ xóm, khoảng 80% đường giao thông nội đồng cũng được Nhân dân địa phương đóng góp để mở rộng và bê tông hóa kiên cố. Diện mạo làng quê nhờ đó cũng khang trang hơn, điều kiện sản xuất được nâng lên, giúp bà con thuận lợi hơn trong canh tác. Hạ tầng khang trang, cũng chính là cách nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát động phong trào dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp. Sự phát triển của Ngọ Thượng cũng góp phần quan trọng để toàn xã Thăng Bình được công nhận đạt chuẩn NTM cách đây khoảng 1 tháng.

Thuộc vùng 135 đặc biệt khó khăn, nhưng xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng 19 tiêu chí xây dựng NTM. Những ngày cuối cùng của tháng 12-2020, Lũng Niêm được thẩm định, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020. Đây là sự ghi nhận cho những kết quả huy động nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này. Đến nay, địa phương đã huy động khoảng 195 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó các tầng lớp Nhân dân đóng góp hơn 117 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn hỗ trợ cấp trên và huy động khác. Tuy các bản phân bổ cách xa nhau, địa hình phức tạp nhưng đa phần hệ thống giao thông liên bản, ngõ bản trên địa bàn đã được bê tông hóa kiên cố. Địa phương còn hoàn thành xây dựng trung tâm hội nghị khang trang, có sân văn hóa - thể thao, 8 nhà văn hóa - thể thao cấp thôn... Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng hệ thống hạ tầng cơ sở đã góp phần làm nên sự khác biệt giữa Lũng Niêm với nhiều xã vùng sâu khác của huyện Bá Thước, tính đến thời điểm này.

Tại vùng xa nhất của huyện Nông Cống, xã Yên Mỹ cũng đã khơi dậy được nội lực để phát triển hạ tầng theo tiêu chí NTM. Với khoảng 100 tỷ đồng huy động trong gần 10 năm qua, chính quyền và Nhân dân địa phương đã kiên cố được toàn bộ 16km đường trục xã. Các tuyến đường liên thôn, ngõ xóm cũng được bê tông hóa trên dưới 80%. Tuy địa hình vùng bán sơn địa khá phức tạp, các thôn xóm lại phân bổ rải rác nhưng hệ thống đường dây hạ thế hơn 70km và 15 trạm biến áp với tổng công suất 2.000 KVA đã được đầu tư đồng bộ. Về cơ sở giáo dục, xã phát triển tới 2 trường mầm non khang trang, có bếp ăn tập thể, khuôn viên rộng. Các trường tiểu học và THCS cũng xây dựng kiên cố, hiện đại với tổng số 44 phòng học, nhiều phòng chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy và trò ở địa phương. Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, phát triển đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân địa phương cũng được đáp ứng bởi hệ thống cơ sở vật chất văn hóa của xã được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện cả 10/10 thôn trong xã có nhà văn hóa khang trang cùng sân chơi thể thao. Ở cấp xã, có trung tâm học tập cộng đồng với 250 chỗ ngồi, có hội trường đa năng 250 chỗ ngồi và khu vui chơi thể dục, thể thao rộng hơn 11.000m2.

Được biết, trong đợt kiểm tra, thẩm định mức độ đạt chuẩn NTM trong 2 tháng cuối năm 2020 vừa qua, đã có 14 xã được công nhận đạt chuẩn. Trong quá trình triển khai các thủ tục đề nghị công nhận đạt chuẩn, các huyện, thị xã đã cùng các xã và cấp thôn, tổ chức các hội nghị lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân địa phương về xây dựng NTM, trong đó có phát triển hạ tầng. Theo đó, các xã: Hà Thái (Hà Trung); Hợp Lý (Triệu Sơn); Tượng Lĩnh, Yên Mỹ, Trung Thành, Trung Chính, Thăng Bình (Nông Cống); Định Hải, Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn), Lũng Niêm (Bá Thước); Ngọc Trung (Ngọc Lặc), Thiệu Thành (Thiệu Hóa) và Đa Lộc, Thuần Lộc (Hậu Lộc) có tỷ lệ hài lòng của người dân đạt từ 91,69 đến 100%. Ngoài các tiêu chí liên quan đến sản xuất, thu nhập, thì hệ thống hạ tầng chính là yếu tố tác động trực tiếp hằng ngày đến cuộc sống người dân. Tỷ lệ hài lòng của người dân ở những xã nói trên cũng phần nào nói lên được vai trò của các công trình hạ tầng công cộng đã và đang được phát huy, giúp người dân thuận lợi hơn trong phát triển sản xuất cũng như cuộc sống.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]