(Baothanhhoa.vn) - Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, hội tụ đầy đủ nét đặc trưng của 3 vùng: vùng biển, vùng đồng và vùng đồi. Với những yếu tố thuận lợi về địa lý, huyện có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao gắn với nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu. Trong đó, việc chuyển đổi đất lúa màu, đất xấu sang đất trang trại, gia trại tổng hợp, trồng cây ăn quả và các mô hình sản xuất có giá trị cao đang là hướng đi tập trung, an toàn, hiệu quả trên chặng đường về đích NTM của huyện.

Xây dựng nông thôn mới tạo tiền đề vững chắc để huyện Hậu Lộc phát triển toàn diện, bền vững

Bài 2: Phát triển các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, hội tụ đầy đủ nét đặc trưng của 3 vùng: vùng biển, vùng đồng và vùng đồi. Với những yếu tố thuận lợi về địa lý, huyện có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao gắn với nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu. Trong đó, việc chuyển đổi đất lúa màu, đất xấu sang đất trang trại, gia trại tổng hợp, trồng cây ăn quả và các mô hình sản xuất có giá trị cao đang là hướng đi tập trung, an toàn, hiệu quả trên chặng đường về đích NTM của huyện.

Bài 2: Phát triển các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả

Cơ sở thu mua và sơ chế ngao của gia đình anh Phạm Đức Nhuận (thôn Đông Hải, xã Đa Lộc) tạo thu nhập và việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Về Phú Lộc, một trong những xã điển hình của huyện về thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo xã trực tiếp dẫn đi thăm đồng. Đồng chí Đoàn Văn Nga, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: Toàn xã có 430 ha tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó có 8 ha nuôi tôm công nghệ cao; 100 ha chuyển sang kinh tế gia trại; 300 ha sản xuất cây hàng năm (trong đó có 200 ha cây hàng hóa); còn lại là đất lúa hai vụ. Trong số 200 ha sản xuất cây hàng hóa chủ yếu là các loại cây rau màu như: cà chua, cải ngọt, đậu tương, rau cải chân vịt, ớt, ngô ngọt...; giá trị sản xuất bình quân khoảng 300 - 350 triệu đồng/ha/năm. Mỗi năm xã xuất bán ra thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu khoảng 5.000 tấn sản phẩm rau, củ, quả các loại. Một số mô hình tiêu biểu như: mô hình rau cải chân vịt của hộ gia đình chị Bùi Thị Luận; mô hình rau thủy canh của gia đình anh Hoàng Văn Lưu; mô hình khoai tây của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hiền, anh Lường Yên Hảo, chị Cao Thị Cẩm... Trên địa bàn xã cũng đã xuất hiện mô hình rau thủy canh, bước đầu cho thu nhập cao và đang tiếp tục mở rộng diện tích.

Nếu như Phú Lộc là xã điển hình trong sản xuất trồng trọt, thì Đa Lộc lại là xã có nhiều thế mạnh để phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản. Tận dụng điều kiện tự nhiên bãi bồi ven biển và cửa sông, có hệ thống sông Lèn cung cấp nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản, bãi bồi có thời gian phơi bãi dài... rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Toàn xã có gần 500 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó ngao 250 ha; tôm thẻ, tôm sú 234,73 ha; còn lại là diện tích nuôi cá nước ngọt. Hiện nay, xã có 3 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà màng theo hướng công nghệ cao, với tổng diện tích 6 ha cho hiệu quả cao gấp nhiều lần so với phương pháp nuôi truyền thống, mỗi năm thu hoạch khoảng 5 tấn/ha/vụ. Xã có 2 cơ sở sơ chế ngao, quy mô 10 tấn/cơ sở/ngày. Ngao nuôi chủ yếu là giống ngao trắng Bến Tre, sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất ngao thịt đạt 17,5 tấn/ha/năm.

Đồng chí Bùi Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, cho biết: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Đa Lộc nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định nuôi trồng thủy sản là kinh tế mũi nhọn, phấn đấu nâng giá trị thu nhập đến năm 2025 đạt 40% tổng thu nhập toàn xã. Hiện nay, xã đang tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ nuôi mới vào sản xuất để nâng cao giá trị, sản lượng đối tượng nuôi. Vận động các hộ nuôi quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh công nghệ cao. Hàng năm, xã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho bà con. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện về khuyến khích phát triển nông nghiệp. Tập trung các nguồn lực nâng cấp cải tạo hạ tầng (giao thông, thủy lợi, cấp điện...) vùng nuôi, kiểm soát quy trình thu hoạch để hướng tới xây dựng thương hiệu ngao Hậu Lộc, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU.

Bài 2: Phát triển các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả

Phát huy lợi thế vùng đồng, xã Phú Lộc (Hậu Lộc) phát triển các vùng trồng rau an toàn.

Nhìn lại năm 2021, có thể thấy bức tranh sản xuất nông nghiệp của toàn huyện đạt kết quả khá toàn diện. Tổng diện tích gieo trồng 14.669 ha, đạt 96,5% kế hoạch và bằng 98,6% so với cùng kỳ; sản lượng lương thực 64.540 tấn, đạt 104% kế hoạch và bằng 106,7% so với cùng kỳ, tăng 4.088 tấn so với năm 2020. Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 đạt 1.012 tỷ đồng (giá hiện hành); tổng giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 184 triệu đồng/năm. Kết quả thực hiện tích tụ đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao, theo hướng công nghệ cao và thực hiện liên kết sản xuất được 261,4 ha, đạt 104,6% kế hoạch; trong đó lĩnh vực trồng trọt 237,89 ha (ứng dụng công nghệ cao 3,22 ha, hướng công nghệ cao 234,67 ha); chăn nuôi 4,45 ha (sản xuất theo hướng công nghệ cao); thủy sản 19,06 ha (10,74 ha sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hướng công nghệ cao 8,32 ha).

Ngành thủy sản có bước phát triển khá trên tất cả các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần; từng bước khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương ven biển. Giai đoạn 2015-2020, sản lượng thủy sản hàng năm đạt 42.000 - 49.000 tấn/năm, trong đó sản lượng khai thác đạt 35.000 - 39.000 tấn/năm, sản lượng nuôi trồng 7.000 - 10.000 tấn/năm. Một số sản phẩm như ngao nuôi thương phẩm tập trung, tôm thẻ chân trắng nuôi theo mô hình thâm canh, siêu thâm canh cho năng suất và sản lượng cao, ổn định. Một số mặt hàng chế biến truyền thống như: mắm tôm, tôm nõn, mực khô, cá thu nướng... tiếp tục được đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa, được tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thời gian qua, các HTX dịch vụ nông nghiệp đã chủ động, tích cực đấu mối với các công ty ký hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các loại cây hàng hóa như: khoai tây, ớt, dưa... Các hợp đồng, thanh lý hợp đồng thu mua sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp được ký giữa nông dân, HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp, thời gian thực hiện hợp đồng ổn định từ 2 năm trở lên. Đến nay, trên địa bàn huyện đã phát triển được 4 chuỗi (10 sản phẩm chủ lực) liên kết sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho giá trị kinh tế cao, gồm: chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại xã Thành Lộc, Tiến Lộc; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau màu hàng hóa (ớt xuất khẩu, ngô ngọt, khoai tây, cải bó xôi, đậu tương rau) ở các xã vùng tây kênh De; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ ngao thịt tại các xã ven biển; chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thủy sản đông lạnh (tôm, cá, mực) Tuấn Tuyết... Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của huyện (lúa gạo, chăn nuôi gia cầm, thủy sản, rau thực phẩm...). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả cao như: lúa năng suất cao, rau an toàn, gia cầm, bò thịt, ngao...

Để tập trung phát triển các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả, huyện tiếp tục thực hiện đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gắn với xây dựng NTM. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hạ tầng sản xuất của các HTX... Có cơ chế khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Triển khai thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm trên địa bàn, nhất là các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện như: tôm nõn, mắm chua, sản phẩm hải sản khai thác từ biển... Tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hàng nông sản, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn để HTX thực sự là cầu nối giữa người dân với doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài cuối: Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc


Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]