Nông dân người Mường làm giàu từ mô hình trồng cau
Từ mô hình trồng cau lấy quả và sản xuất cau giống để bán, ông Hà Văn Dũng (SN 1966, người dân tộc Mường) ở làng Trô, xã Giao An, huyện Lang Chánh đã vươn lên làm giàu, góp phần thay đổi diện mạo của vùng quê nghèo.
Video: Làm giàu từ mô hình trồng cau
Ông Dũng chia sẻ, trước khi đến với cây cau, gia đình đã trồng rất nhiều loại cây khác trong vườn nhà, như mía, vải, chanh... tuy nhiên vì không hợp với khí hậu, giá bán bấp bênh có năm còn bị lỗ. Ông Dũng quyết định tìm hướng đi khác với mục tiêu mang lại thu nhập cho gia đình để bớt khó khăn. Nhận thấy cây cau mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông bắt đầu tìm hiểu để trồng cau.
Năm 2006, ông trồng thử 1.200 cây cau trên diện tích 10 sào. Đến năm 2011 cau bắt đầu cho thu hoạch. Dần dần thấy cau phát triển và cho thu hoạch tốt, giá cau trên thị trường cũng ổn định, nên ông đã quyết định chuyển hẳn sang mở rộng trồng cau trên diện tích đất gia đình đang có. Theo ông Dũng, cây cau năng suất hay không phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Đến thời điểm hiện tại gia đình ông Dũng có khoảng 5 ha trồng cau với khoảng 13.000 cây. Trong đó, có 600 cây đã cho thu hoạch, 2.000 cây sắp cho thu hoạch. Bình quân một cây cau mỗi năm cho ông Dũng thu hoạch từ 20-35 kg quả.
Được biết, năm 2021 ông Dũng bán cho thương lái cau quả thương phẩm được khoảng 500 triệu đồng. Không chỉ bán quả cau thương phẩm mà ông còn để cau chín để ươm cau giống bán cho người dân.
“Đã có công ty dược đặt mua cau của gia đình tôi với giá cả ổn định theo hợp đồng, nhưng vì số lượng lớn nên gia đình chưa dám nhận lời. Ngoài ra mo cau cũng có thể bán với giá 3 nghìn đồng/chiếc”, ông Dũng cho biết thêm.
Ông Dũng cho biết đang cho ươm khoảng 7 vạn cây giống bán với giá bán 25.000 đồng/cây, bán quả cau làm giống thì 10.000 đồng/quả. Cả tiền bán cau giống và cau thương phẩm ước tính năm nay (2022) được khoảng 1 tỷ đồng.
Cũng theo ông Dũng, để ươm được cây giống sẽ trải qua rất nhiều công đoạn như để cau chín, phơi khô.
Sau khi cau khô sẽ mang đi ngâm, ủ cho đến khi nảy mầm mới ươm từ 3-4 tháng đến lúc cây ra 2 lá, 1 ngọn thì sẽ xuất bán.
Mô hình trồng cau của ông Dũng tạo việc làm thời vụ cho khoảng 10 lao động là người địa phương với thu nhập 170.000 đồng/ngày.
Hiện tại không chỉ mình ông Dũng trồng cau mà ông còn khuyến khích anh em, họ hàng trong gia đình và người dân địa phương cùng tham gia trồng cau vì đầu ra ổn định, giá bán cao.
Khu vườn trước và sau nhà ông Dũng bây giờ đều được phủ kín bởi cau. Những bầu cây mướt xanh xếp ngay ngắn chia thành các ô, khu riêng biệt. Đứng giữa mênh mông cây lá, ông Dũng hào hứng kể về những dự định sắp tới, khoe mấy đơn hàng mới nhận. Ông Dũng nói, thực tế vài năm nay, hiệu quả kinh tế mà cây cau đang mang lại rất cao so với trồng các cây khác như chanh, bưởi, mía... nếu trong nhà trồng vài trăm cây cau thì người nông dân có thể không phải lo lắng quá nhiều về thu nhập.
Hoàng Đông
{name} - {time}
-
9 giờ trước
Bứt tốc cùng dự án trọng điểm: Thanh Hóa trên đường lớn! (Bài cuối) - Quyết tâm tạo đà bứt phá
-
10 giờ trước
Phát triển mô hình kinh tế từ nguồn vốn vay tài chính vi mô Thanh Hóa
-
02:32 22/04/2022
Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa với giải pháp triển khai quản lý hóa đơn điện tử
Trisedco: Hóa giải cho nguyên liệu ngành công nghiệp chế biến
Phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025
Huyện Thạch Thành quy hoạch, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Người đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ xứ Thanh sang Hoa Kỳ
FLC khẳng định cam kết đầu tư tại các địa phương
Tăng trở lại, giá xăng RON95 lên sát ngưỡng 28.000 đồng mỗi lít
Thực hiện quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
Sun Property - thương hiệu bất động sản cao cấp nắm giữ “ngôi vương” trên thị trường
Kỳ vọng mới từ các cụm công nghiệp có tính chiến lược
Địa phương
Thời tiết
- 26°C - 33°CCó mây, không mưa
- 26°C - 30°CCó mây, không mưa