(Baothanhhoa.vn) - Từ lâu, sách đã trở thành người bạn đồng hành mang đến cho con người nguồn tri thức quý giá. Bởi vậy, những năm qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều mô hình, chương trình thiết thực và có ý nghĩa nhằm đưa sách đến với bạn đọc. Từ đó, khơi dậy và lan tỏa thói quen đọc sách trong cộng đồng.

Nỗ lực đưa sách đến với bạn đọc

Từ lâu, sách đã trở thành người bạn đồng hành mang đến cho con người nguồn tri thức quý giá. Bởi vậy, những năm qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều mô hình, chương trình thiết thực và có ý nghĩa nhằm đưa sách đến với bạn đọc. Từ đó, khơi dậy và lan tỏa thói quen đọc sách trong cộng đồng.

Nỗ lực đưa sách đến với bạn đọcThư viện tỉnh Thanh Hóa trao tặng sách tại Trường Tiểu học Hải Long (Như Thanh).

Chúng tôi về Thư viện huyện Đông Sơn (Đông Sơn) vào buổi sáng sớm. Tại đây có rất đông các bạn học sinh và người dân đến đọc và mượn sách. Em Nguyễn Ngọc Minh (thị trấn Rừng Thông), tỏ ra khá thích thú khi đến đây đọc sách. Em cho biết, hàng ngày thường rủ các bạn cùng lớp lên Thư viện huyện để đọc và mượn sách về nhà. Tại đây có rất nhiều loại sách, trong đó em thích nhất là những cuốn sách khoa học có nội dung khám phá vũ trụ, thế giới động vật, truyện tranh... Phòng đọc ở đây rất đẹp và mát. Hơn nữa, đến đây em còn được gặp rất nhiều bạn cùng lứa tuổi, được tham gia vào nhiều trò chơi, giúp em tự tin và có thêm nhiều kiến thức.

Từ nhiều năm nay, Thư viện huyện Đông Sơn luôn là địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích đọc sách. Bà Nguyễn Phương Thúy, nhân viên Thư viện huyện, cho biết: Nhằm thực hiện tốt phương châm “Đưa sách đến tận tay bạn đọc”, thời gian qua, thư viện đã chú trọng đổi mới các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc như: Tuyên truyền, vận động người dân và học sinh tham gia hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam; tổ chức các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu về sách; tăng cường tổ chức các cuộc trưng bày sách, báo nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn của huyện, tỉnh, của đất nước; tích cực luân chuyển sách đến các thư viện và trường học tại các xã, thị trấn trong huyện. Cùng với đó, thư viện đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động như: Quyên góp sách ủng hộ các em học sinh vùng cao, vùng khó khăn; trao quà tặng cho một số trường học và học sinh trên địa bàn tỉnh; trao tủ sách cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện; tổ chức trưng bày, giới thiệu sách, xe thư viện lưu động... Ngoài ra, Thư viện huyện cũng không ngừng đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng môi trường đọc thân thiện, gần gũi. Thường xuyên cải tiến, bổ sung nhiều đầu sách, tài liệu để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp thời của bạn đọc.

Rời Thư viện huyện Đông Sơn, chúng tôi tìm đến Thư viện tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, có nhiều phòng đọc sách dành cho từng lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt, có cả phòng đọc sách dành cho người khiếm thị, với gần 160 bản sách chữ nổi Braille; hơn 500 đĩa CD sách nói thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; 5 máy tính kết nối internet và thiết bị chuyên biệt, hỗ trợ tra cứu, sử dụng tài liệu của bạn đọc khiếm thị. Trong số nhiều người khiếm thị có mặt tại Thư viện tỉnh chúng tôi có dịp trò chuyện cùng ông Lê Văn Mạnh (TP Thanh Hóa), ông cho hay: Từ khi Thư viện tỉnh khai trương phòng đọc sách cho người khiếm thị, tôi thường xuyên nhờ con cháu chở lên đây để đọc sách. Ở đây có các đầu sách được thường xuyên bổ sung. Phòng đọc sách này góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho những người khiếm thị, bảo đảm bình đẳng trong cống hiến và hưởng thụ các dịch vụ văn hóa.

Ông Hà Văn Hường, Trưởng Phòng Xây dựng phong trào và cơ sở Thư viện tỉnh, cho biết: Tại Thư viện tỉnh hiện nay có rất nhiều đầu sách, gồm tất cả các lĩnh vực, thể loại được huy động, tuyển chọn và bổ sung hằng năm. Đây có thể xem là kho tri thức đồ sộ, giúp bạn đọc lựa chọn, tiếp nhận thông tin, kiến thức nhằm nâng cao vốn hiểu biết cho mình. Cũng nhờ đó, mỗi ngày Thư viện tỉnh đã thu hút được hơn 1.000 lượt người đến đọc và mượn sách. Để mở rộng, thu hút độc giả ngày càng nhiều hơn, Thư viện tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều mô hình, chương trình thiết thực và có ý nghĩa nhằm đưa sách đến với bạn đọc ở hầu khắp các địa phương, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Đặc biệt, là tổ chức các chuyến xe lưu động đa phương tiện phục vụ người dân vùng sâu, vùng xa, học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn học sinh phương pháp và kỹ năng đọc sách qua các hoạt động đố vui, trả lời các câu hỏi kiến thức. Tính riêng trong năm 2022, Thư viện tỉnh đã luân chuyển được khoảng 4.000 – 5.000 đầu sách đến các huyện, đồn biên phòng, các trại giam trên địa bàn tỉnh.

Để bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số, Thư viện tỉnh đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động, như: Đầu tư Phòng Tin học phục vụ cho độc giả đến học tập, tra cứu sách điện tử. Xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, tích hợp thư viện số và sách điện tử trên website qua địa chỉ http://thuvientinhthanhhoa.vn. Cùng với đó, là đẩy mạnh việc tư vấn cho bạn đọc qua facebook, zalo, website của thư viện. Đồng thời, thực hiện cấp, phát thẻ bạn đọc qua hình thức online...

Có thể thấy rằng, những hoạt động đa dạng, linh hoạt của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc nỗ lực triển khai các giải pháp đưa sách đến gần hơn với độc giả là việc làm ý nghĩa, cần thiết nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Đây chính là cơ sở để văn hóa đọc ngày càng lan tỏa và thấm sâu trong đời sống cộng đồng.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]