Nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở
Những năm qua, vấn đề bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh chú trọng. Trong quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm linh hoạt được người dân đồng tình hưởng ứng và phát huy hiệu quả tích cực.
Xã Đồng Lợi (Triệu Sơn) ra mắt mô hình “Chung tay giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng”.
Xác định hoạt động của các mô hình quần chúng tự quản đảm bảo ANTT là kết quả sáng tạo trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) đã chỉ đạo công an xã xây dựng, kiện toàn, củng cố, hướng dẫn nghiệp vụ, duy trì hoạt động có hiệu quả các mô hình tự quản. Điển hình là mô hình “Camera giám sát ANTT”. Hiện nay, trên địa bàn xã đã lắp đặt 63 mắt camera giám sát an ninh, đặt tại các vị trí quan trọng, trục đường chính, các địa điểm tiềm ẩn phức tạp tại các thôn, xóm. Mô hình camera giám sát đảm bảo ANTT là minh chứng hiệu quả của việc áp dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ lực lượng công an trong quản lý địa bàn. Từ trụ sở làm việc của công an xã có thể theo dõi được địa bàn rộng, những điểm nóng, kịp thời huy động lực lượng hỗ trợ công an khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các vụ việc phức tạp về ANTT. Mặt khác, thông qua camera an ninh có thể phát hiện kẻ xấu, kẻ gian, đấu tranh xử lý tội phạm, ngăn chặn đối tượng phạm tội đang diễn ra; đồng thời tuyên truyền, nhắc nhở ngay những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông khi được phát hiện từ camera giám sát.
Mô hình dòng họ Bùi Văn tự quản về ANTT ở thôn Bảo Lâm, xã Bình Sơn (Triệu Sơn) được thành lập năm 2018, sau gần 6 năm đi vào hoạt động, đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hơn 80 hộ dân trong dòng họ thường xuyên phối hợp với lực lượng công an tuyên truyền, vận động những thành viên trong và ngoài dòng họ thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động bà con tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác tội phạm. Công tác cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, giáo dục thanh, thiếu niên hư hỏng được dòng họ chú trọng. Đặc biệt, vào rằm tháng Giêng hằng năm, dòng họ Bùi Văn thường tổ chức họp họ để đánh giá bình xét gia đình văn hóa, biểu dương các hộ gia đình gương mẫu. Đồng thời, phê bình nhắc nhở những gia đình thực hiện chưa nghiêm về ANTT. Từ khi thực hiện mô hình đến nay, không có con em nào trong họ vi phạm pháp luật và đều chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Mô hình “Xứ đạo bình yên – gia đình văn hóa” được triển khai tại huyện Nga Sơn từ năm 2013. Mục tiêu quan trọng nhất của mô hình này là phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc công giáo, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động bà con giáo dân cùng tham gia giữ gìn ANTT tại cơ sở. Để đạt mục tiêu này, cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng công an đã phân công cán bộ bám địa bàn, chủ động gặp gỡ, trao đổi với các chức sắc, chức việc công giáo; vận động từng hộ giáo dân ký cam kết thực hiện 8 nội dung đảm bảo ANTT, phòng chống tội phạm. Nhờ vậy, sau 11 năm triển khai mô hình, tình hình ANTT, an toàn xã hội ở các khu dân cư đã có những chuyển biến rõ rệt, tội phạm, tệ nạn xã hội được kiềm chế. Người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; giữ vững mối quan hệ giữa chính quyền, MTTQ với giáo hội và các chức sắc công giáo, góp phần giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong tỉnh thường xuyên quan tâm phát động các phong trào và xây dựng, nhân rộng, duy trì các mô hình tự quản về ANTT ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động gần 1.000 mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về ANTT. Tiêu biểu như: Mô hình “Xứ đạo bình yên – gia đình văn hóa”; mô hình “Tổ liên gia an toàn về PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng”; mô hình “Câu lạc bộ thanh niên phòng, chống tội phạm”; mô hình “Tự quản đường biên cột mốc” ở các xã biên giới; mô hình “Dòng họ tự quản về ANTT” ở các huyện Hậu Lộc, Nông Cống, Thiệu Hóa, Ngọc Lặc... Thông qua đó, hàng năm, quần chúng Nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an hàng nghìn nguồn tin có giá trị về ANTT. Nhờ đó, các vụ việc liên quan đến ANTT và những mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân cơ bản đã được phát hiện và giải quyết dứt điểm, không để phát sinh “điểm nóng” và các mâu thuẫn kéo dài, góp phần phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tội phạm, giữ vững ổn định về ANTT trên địa bàn tỉnh.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, lực lượng công an trong tỉnh tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình quần chúng tự quản về ANTT. Đồng thời, tăng cường các biện pháp công tác nhằm phòng ngừa, quản lý tốt địa bàn, các loại đối tượng; thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, nhằm kiềm chế và làm giảm tội phạm về trật tự xã hội.
Bài và ảnh: Quốc Hương
- 2024-11-13 21:00:00
Thiệu Hoá quán triệt, triển khai Đề án xây dựng “Xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố không ma túy”
- 2024-10-26 14:25:00
Công an huyện Quan Sơn tăng cường đấu tranh trấn áp tội phạm
- 2024-08-01 10:08:00
Lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Xã Cẩm Phú giữ vững an ninh trật tự từ cơ sở
Nâng cao công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội
Đảm bảo an ninh trật tự ở thị trấn Hồi Xuân
Mức hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đồng loạt ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở
Xét xử vụ án chống người thi hành công vụ tại khu vực thi công xây dựng bến số 3, Cảng Container Long Sơn
Công an huyện Thường Xuân tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông
Cựu chiến binh tích cực tham gia giữ gìn ANTT, ATGT
Giữ vững an ninh vùng biên giới Quan Hóa