(Baothanhhoa.vn) - Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, du lịch phục hồi trở lại, Thanh Hóa sẽ tập trung kích cầu các thị trường trọng điểm có kết nối đường bay.

Du lịch Thanh Hóa phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới

Trước diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Với yêu cầu phát triển du lịch trong trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch an toàn vừa phát triển kinh tế - xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa lộ trình “mở cửa” hoạt động du lịch từng bước, theo tiêu chí “an toàn đến đâu mở đến đó, mở cửa phải an toàn”, trước hết là phục vụ khách du lịch nội tỉnh với các “điểm xanh” (điểm đến và dịch vụ an toàn), tiếp đến là khách du lịch nội địa đến từ các “vùng xanh” (các tỉnh/thành phố an toàn); sau đó sẽ mở ra đón khách du lịch trong nước và quốc tế khi đạt được “miễn dịch cộng đồng” với độ bao phủ của vắc-xin phòng COVID-19 trong cả nước và trên thế giới.

Để sẵn sàng cho việc khôi phục hoạt động phát triển du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: Phối hợp với ngành y tế và các đơn vị liên quan xây dựng Bộ tiêu chí an toàn trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển du lịch, trong đó tập trung hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp đăng ký mã QR trong việc khai báo y tế, quản lý khách; ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường trong việc giới thiệu quảng bá các khu, điểm du lịch; khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh, giao dịch online; giới thiệu, chào bán dịch vụ trên môi trường mạng...; hướng dẫn, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp làm mới các sản phẩm dịch vụ du lịch hiện có; đồng thời đổi mới, sáng tạo để hình thành các sản phẩm mới, dịch vụ mới đáp ứng được xu hướng mới của thị trường như: du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, du lịch trải nghiệm văn hoá cộng đồng...; xây dựng và công bố các chiến dịch kích cầu du lịch với phương châm “Tăng tối đa chất lượng, giảm tối đa giá thành”; tổ chức các sự kiện, hoạt động (bằng hình trực tiếp và trực tuyến) nhằm thu hút khách du lịch; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền “Thanh Hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Đồng thời, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch nhằm bổ sung nguồn nhân lực thiếu hụt hậu COVID-19.

Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Tháng 10 vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến để tham vấn ý kiến của các chuyên gia du lịch, các đơn vị doanh nghiệp du lịch để hoàn thiện kế hoạch khôi phục ngành du lịch Thanh Hóa trong thời gian tới.

Để các chương trình phát triển du lịch đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả trong thời điểm dịch bệnh có những diễn biến khó lường là một trở ngại và thách thức lớn đối với tỉnh Thanh Hóa nói chung và ngành du lịch Thanh Hóa nói riêng. Tuy nhiên, toàn ngành sẽ quyết tâm, nỗ lực để biến thách thức thành cơ hội nhằm khẳng định và quảng bá, giới thiệu “điểm đến du lịch an toàn”, góp phần từng bước khôi phục ngành du lịch của tỉnh, thích ứng an toàn, linh hoạt, tạo thế và đà cho du lịch Thanh Hoá những năm tiếp theo, thực hiện thành công chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.

Phạm Nguyên Hồng

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch

Phát huy tiềm năng, lợi thế và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Cẩm Thủy có 3 dân tộc chính, gồm: Mường, Dao, Kinh sinh sống đoàn kết lâu đời bên nhau. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 52,4%, dân tộc Kinh chiếm 44,5%, dân tộc Dao chiếm 2%, còn lại các dân tộc khác.

Để đưa Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống, huyện Cẩm Thủy sẽ tập trung làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, vận động đồng bào các dân tộc tích cực tham gia cùng các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện thực hiện có hiệu quả các chương trình, các chính sách dân tộc đang được triển khai thực hiện trên địa bàn.

Với mục tiêu xây dựng Cẩm Thủy trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025, các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện tập trung triển khai có hiệu quả 3 chương trình trọng tâm, gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển du lịch; Chương trình tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Trong đó, huyện tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217, để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, huyện chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, hình thành vùng sản xuất tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Trọng tâm là thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TU của Tỉnh ủy về tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp và chế biến nông lâm sản trên địa bàn; tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện chính sách khuyến nông, hỗ trợ vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Mặt khác, huyện cũng quan tâm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, quy mô lớn; chăn nuôi quy mô hộ gắn với bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp; quan tâm phát triển các mô hình con nuôi đặc sản. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chú trọng phát triển rừng cây gỗ lớn để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phòng cháy, chữa cháy rừng. Tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn, huy động các nguồn lực để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, tập trung đầu tư nguồn lực cho các xã, thôn để đạt chuẩn nông thôn mới, chú trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bảo đảm thiết thực, hiệu quả bền vững.

Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Mặt khác, trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn, huyện sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân. Trong đó, tập trung triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện; ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội để phát triển thị trấn Phong Sơn, các đô thị dọc đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217 và các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi. Tiếp tục phát huy nội lực, thu hút các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình phúc lợi công cộng như: công sở, đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nhỏ, các điểm kè chống sạt lở bờ sông Mã. Phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh đầu tư, hoàn thành dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 217, đường Hồ Chí Minh, cầu Cẩm Vân.

Các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Cẩm Thủy quyết tâm thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 Cẩm Thủy trở thành huyện nông thôn mới và thu nhập bình quân của người dân đạt 70 triệu đồng/năm.

Lê Văn Trung

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cẩm Thủy

Đổi mới phương pháp truyền đạt, chọn nội dung phù hợp với đối tượng, ngành nghềTiếp thu các nội dung tại hội nghị quán triệt các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết lần thứ XIX của Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 và các Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tôi nhận thấy điểm mới ở hội nghị lần này là thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) để tổ chức đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chương trình trọng tâm, khâu đột phá là thực sự cần thiết để sớm đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

BCĐ sẽ sâu sát hơn từng chương trình, xúc tiến công việc nhanh, hiệu quả hơn và đánh giá đơn vị nào làm tích cực. Quan trọng là BCĐ giao trách nhiệm cho từng thành viên, các thành viên xác định rõ trách nhiệm của mình để đôn đốc, chỉ đạo thực hiện đúng với tinh thần nghị quyết, các thành viên BCĐ phải gắn với trách nhiệm được phân công mới thúc đẩy được công việc đi đúng hướng, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từng chương trình trọng tâm, khâu đột phá, các kết luận phải xác định đúng, cụ thể, rõ việc, rõ nội dung mới triển khai thực hiện đạt kết quả. Ví dụ: về lĩnh vực văn hóa, du lịch, công tác xây dựng Đảng... phải xác định nội dung nào là trọng điểm, đột phá để đi vào cụ thể, chi tiết, rõ ràng, phù hợp, không nói chung chung.Để quán triệt nghị quyết có hiệu quả hơn nữa, tỉnh cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp truyền đạt, chọn nội dung phù hợp với đối tượng, ngành nghề. Không quán triệt theo phương pháp giảng giải, dàn trải vì sẽ mờ nhạt mà lựa chọn nội dung cốt cõi, trọng tâm, trọng điểm cần truyền đạt phù hợp với đối tượng đảng viên, Nhân dân để nhấn mạnh, làm rõ hơn tinh thần của nghị quyết. Bởi mỗi khối đảng viên thực hiện nhiệm vụ, chuyên môn khác nhau, trình độ dân trí các vùng, miền khác nhau... nên việc lựa chọn nội dung phù hợp với nhóm đối tượng để truyền đạt nghị quyết mới thực sự thấm nhuần, hiệu quả. Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo nội dung phù hợp để quán triệt.

Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIXLê Xuân GiangNguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Huyện Thạch Thành quyết tâm thực hiện thắng lợi các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025Nằm trên hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh và trục kinh tế Quốc lộ 1A (Bỉm Sơn - Thạch Thành), với điều kiện về đất đai, nhân lực và cùng các nguồn lực nhân văn khác, Thạch Thành có lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế - xã hội.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định rõ về việc thực hiện 4 nhiệm vụ kinh tế trọng tâm, 3 khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ đạt kết quả cao nhất. Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị toàn tỉnh để triển khai các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025. Những nội dung căn cốt của các chương trình trọng tâm đã đưa ra những gợi ý, những chỉ dẫn rất thiết thực để Thạch Thành có thể cụ thể hóa vào điều kiện thực tiễn địa phương. Trong đó, chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; chương trình phát triển du lịch và khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư là 3 nội dung quan trọng, phù hợp nhất vì 3 lĩnh vực này, những năm qua huyện Thạch Thành đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Hiện nay, các nhiệm vụ này đang được triển khai tích cực và cũng là những nhiệm vụ được Đại hội Đảng bộ huyện xác định là chương trình kinh tế trọng tâm và đột phá. Ngoài ra, các chương trình trọng tâm khác của tỉnh trở thành cơ sở, tiền đề quan trọng để Thạch Thành tập trung cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, khai thác được tiềm năng, lợi thế của mình, nắm bắt cơ hội, tập trung nguồn lực, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025 và các giai đoạn tiếp theo.Sau khi tiếp thu các nội dung trên, chúng tôi sẽ tổ chức triển khai sâu rộng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân ủng hộ, đồng thuận, tích cực tham gia, thực hiện; Ban Tuyên giáo sẽ tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo của huyện khẩn trương tích hợp, bổ sung, cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ đã được đề cập sâu sắc trong các chương trình trọng tâm, khâu đột phá của tỉnh để thảo luận kỹ lưỡng, xác định rõ nguồn lực, phân công, giao nhiệm vụ cho tập thể, cá nhân phụ trách, sớm ban hành các đề án, kế hoạch, chương trình hành động của huyện để tổ chức thực hiện, tạo ra xung lực mới, phát động các phong trào thi đua, quyết tâm thực hiện đạt kết quả ngay trong năm 2022, năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 58-NQ/TW, nghị quyết đại hội đảng các cấp trên quê hương Thạch Thành.

Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Quách Thị TươiỦy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Thành

Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa trong tình hình mớiQuán triệt, triển khai Quyết định số 696-QĐ/TU ngày 9-9-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021-2025, đối với nhóm chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực văn hóa, tôi thấy rằng đây là một chỉ tiêu khó nhưng cần phải nỗ lực cố gắng để đạt được bởi đội ngũ cán bộ văn hóa có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền trong việc xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách để lãnh đạo, triển khai sự nghiệp phát triển văn hóa, đảm bảo đúng định hướng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước. Trong những giai đoạn, thời kỳ lịch sử nhất định, cán bộ văn hóa đảm đương nhiều vai trò, vừa hoạt động chính trị, vừa là nghệ sĩ trực tiếp sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có sức cổ vũ lớn, đồng thời là những chiến sĩ cách mạng trung thành với Tổ quốc, với Đảng. Ngày nay, đội ngũ cán bộ văn hóa các cấp không ngừng được bổ sung, tăng cường về số lượng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao; sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn, đem tri thức, thông tin hữu ích đến với đồng bào, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; cổ vũ, khuyến khích mọi thành phần, các tầng lớp không ngừng nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đối với huyện Quảng Xương, những năm qua đội ngũ công chức văn hóa cấp xã đã thường xuyên được quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn, đủ về số lượng; trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ từng bước được nâng lên; đa số được đào tạo đúng chuyên ngành, việc sắp xếp nhân sự hợp lý, khoa học, các công chức văn hóa cơ sở phát huy tốt vai trò của mình, trở thành hạt nhân, nòng cốt trong việc vận động, hướng dẫn Nhân dân đẩy mạnh phong trào văn hóa, thể thao tại cơ sở. Hàng năm, phòng văn hóa, thông tin huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức văn hóa - xã hội; tiến hành đánh giá chất lượng và thực trạng hoạt động hóa cơ sở. Tôi tin tưởng rằng Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021-2025 sẽ tạo nên những chuyển biến tích cực, quan trọng cho tỉnh.

Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIXDương Thị Tường VânTrưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Quảng Xương

Chung sức để thực hiện thành công chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mớiBan Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đây là chương trình quan trọng nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trong đó, tỉnh đã xác định xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh nông sản gắn với xây dựng NTM; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Về xây dựng NTM giữ được bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa; đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, quan hệ cộng đồng bền chặt... Đây là các trụ cột, nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của tỉnh. Nhiều chỉ tiêu cụ thể của chương trình được đưa ra, như: diện tích đất nông nghiệp được tích tụ; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp; mục tiêu đạt chuẩn NTM... để các đơn vị ứng với thực tiễn địa phương xây dựng chương trình, lộ trình thực hiện phù hợp.Để góp phần thực hiện mục tiêu trên, cán bộ, đảng viên, hội viên chi hội nông dân thôn Ngọc Trà 2 đã và đang nỗ lực chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng NTM, đi đầu trong sản xuất và tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng an toàn, bảo vệ môi trường, nâng cao sức cạnh tranh. Đã có 40 hộ gia đình hội viên tham gia mô hình vườn mẫu, cải tạo vườn tạp; 100% hội viên ủng hộ chủ trương xây dựng NTM, nhiều hộ tích cực hiến đất, công trình trên đất mở rộng đường giao thông; phối hợp với hội phụ nữ làm vệ sinh môi trường, xây dựng khu dân cư xanh – sạch – đẹp, phấn đấu xây dựng thôn Ngọc Trà 2 đạt chuẩn NTM kiểu mẫu cuối năm 2021.

Triển khai thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, khâu đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Nguyễn Văn NghĩaChi hội trưởng Hội Nông dân Ngọc Trà 2, xã Quang Trung (huyện Ngọc Lặc)


Phạm Nguyên Hồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]