(Baothanhhoa.vn) - Vào những tháng cuối năm, những hộ làm hương tại làng hương Đông Khê, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) lại nhộn nhịp người chẻ vầu, bó tăm, nhuộm phẩm, se hương... Khắp sân nhà, ngõ xóm không khó để bắt gặp hình ảnh những đóa tăm hương rực sắc đỏ.

Nghề làm hương nhộn nhịp vào tết

Vào những tháng cuối năm, những hộ làm hương tại làng hương Đông Khê, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) lại nhộn nhịp người chẻ vầu, bó tăm, nhuộm phẩm, se hương... Khắp sân nhà, ngõ xóm không khó để bắt gặp hình ảnh những đóa tăm hương rực sắc đỏ.

Nghề làm hương nhộn nhịp vào tếtCơ sở sản xuất hương tại làng hương Quán Giò (TP Thanh Hóa).

Theo các cụ cao niên trong làng, làng hương Đông Khê có tuổi đời trên 300 năm. Sản phẩm hương đã được người tiêu dùng biết đến nhờ vào thương hiệu hương sạch, đảm bảo chất lượng, dù thị trường đang bị bão hòa bởi những sản phẩm tẩm hóa chất hoặc pha trộn nguyên liệu khác để giảm giá thành... Ông Đoàn Văn Tài, sinh ra trong gia đình có 4 đời làm nghề hương, cho biết: “Hương Đông Khê được làm từ các loại nguyên liệu tự nhiên như cây hương bài, nhựa trám, than, tăm tre... và không dùng hóa chất. Để cho ra một mẻ hương tốt, chúng tôi phải chuẩn bị các loại nguyên liệu chính như tăm hương, nhựa hương và than phụ gia. Sau đó, bắt đầu thực hiện các công đoạn như phơi tăm, chạy nhựa, lăn nhựa... Người làm hương Đông Khê thường dùng nhựa cây trám trộn với bột than xay nhuyễn, sau đó lăn đều lên thân cây hương và lăn bột bài. Sau khi hoàn tất các công đoạn, hương sẽ được mang đi phơi trên những chiếc phên tre, nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp và giữ nguyên mùi thơm".

Cũng theo ông Tài, dịp cuối năm, nhu cầu sử dụng hương lớn, gia đình ông phải thuê thêm nhân công để sản xuất từ 400.000 que hương/tháng trở lên để cung ứng cho thị trường. Có hai loại hương tạo nên thương hiệu của làng hương Đông Khê đó là hương sào và hương tăm; bởi mùi thơm nhẹ nhàng, cháy đều đến cuối...

Tại thị trấn Yên Cát (Như Xuân), đồng bào dân tộc Thổ ở làng Trầu vẫn còn lưu giữ nghề sản xuất hương truyền thống. Trải qua nhiều công đoạn, cùng đôi bàn tay khéo léo, người dân làng Trầu đã làm ra những cây hương đẹp, tròn đều, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Bà Nguyễn Thị Tình, thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp hương bài Yên Cát, cho biết: "Trước đây, làm hương theo cách truyền thống nên năng suất thấp và hương làm ra cũng không đều. Trong mấy năm trở lại đây, khi máy làm hương ra đời, đã giúp cho công việc của người làm hương chúng tôi bớt vất vả, mà năng suất lại tăng cao, giảm công lao động và cây hương làm ra rất đều, đẹp. Tuy nhiên, dù đã có máy móc hỗ trợ nhưng người thợ làm hương vẫn phải có sự chỉn chu, tỉ mỉ và đôi bàn tay khéo léo”.

Theo bà Tình, công đoạn làm hương thường giống nhau, nhưng mỗi cơ sở lại có những bí quyết pha trộn nguyên liệu, tạo ra các loại hương với mùi thơm khác nhau để tạo nên thương hiệu riêng. Hiện tại, HTX đã nghiên cứu và đưa thêm thành phần cây thảo dược vào làm hương để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Từ tháng 10 âm lịch, khi có nhiều đơn hàng, HTX đã phải thuê thêm nhân công, tăng công suất làm việc lên gấp 2 - 3 lần, đầu tư mua lò sấy để hương khô nhanh và không bị mốc khi thời tiết mưa phùn, ẩm...

Hiện nay, nghề làm hương đang được phát triển ở một số huyện Hoằng Hóa, Như Xuân, Nông Cống, TP Thanh Hóa... Với truyền thống sản xuất lâu đời, nghề làm hương hiện mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán... Cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ hòa quện cùng hương thơm là tấm lòng hiếu kính của con cháu tưởng nhớ ông bà tiên tổ mỗi độ tết đến xuân về.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]