Nâng tầm hạt gạo trên đồng đất Nông Cống
Nông Cống là địa phương sản xuất lúa lớn của tỉnh với nhiều loại gạo thơm ngon, đạt tiêu chuẩn OCOP. Để nâng tầm hạt gạo, nhiều cơ sở sản xuất và hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư phát triển các sản phẩm chế biến từ gạo, như miến gạo, trà gạo tím thảo dược... Qua đó vừa khai thác được thế mạnh về vùng nguyên liệu dồi dào, vừa tăng giá trị cho hạt gạo trên đồng ruộng Nông Cống, giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập ổn định.
Sản xuất mạ khay bằng giống lúa chất lượng cao tại xã Tế Lợi.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo của huyện Nông Cống nói riêng đang chuyển dần từ “lượng” sang “chất”. Các chỉ tiêu về gạo chất lượng cao, quy trình sản xuất lúa gạo ngày càng được các xã, HTX và người dân chuẩn hóa theo quy chuẩn VietGAP và các loại sản phẩm chế biến từ gạo được sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Điển hình như sản phẩm gạo tím thảo dược mang thương hiệu “Gạo quê nông thôn” của gia đình bà Ngô Thị Tương, ở xã Minh Khôi được xem là một trong những sản phẩm gạo nổi tiếng của huyện, được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận. Sản phẩm có đặc điểm hạt gạo nhỏ, màu tím đậm và mùi thơm tự nhiên. Khi nấu, cơm gạo mềm, dẻo và có độ kết dính cao, vị ngọt tự nhiên khiến cơm thêm phần hấp dẫn. Điều này là nhờ vào quy trình canh tác tự nhiên, không sử dụng phân hóa học hay thuốc trừ sâu, mang đến sản phẩm hoàn toàn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Bà Ngô Thị Tương cho biết: “Quá trình sản xuất, chúng tôi không dùng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bảo vệ môi trường đồng ruộng và sức khỏe người tiêu dùng. Từ khi sản phẩm “Gạo quê nông thôn” đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, sản phẩm được dán nhãn mác, có truy xuất nguồn gốc và được giới thiệu qua các hội chợ nên nhiều người tiêu dùng biết đến, thị trường tiêu thụ cũng rộng mở hơn”.
Để nâng tầm hạt gạo trên đồng ruộng, ngoài liên kết sản xuất, xuất bán các sản phẩm lúa gạo thương phẩm, nhiều hộ dân, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Nông Cống đã tận dụng nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào tại địa phương để phát triển sản phẩm chế biến, đem lại giá trị cao như: miến gạo Thăng Long, trà thảo dược, bánh đa... Nói về hiệu quả việc phát triển sản xuất sản phẩm chế biến từ gạo, ông Trương Hữu Hoa, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất miến gạo Thăng Long, cho biết: “Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, thương hiệu miến gạo Thăng Long càng được nhiều người biết đến. Bình quân mỗi tháng, HTX cung ứng cho thị trường gần 100 tấn miến gạo. Yếu tố quyết định đến độ ngon của sản phẩm miến gạo Thăng Long là gạo phải sạch và người thợ phải thật sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng công đoạn sản xuất thì miến mới có độ dai ngon. Để có nguồn nguyên liệu bảo đảm chất lượng, HTX đã liên kết với các HTX dịch vụ nông nghiệp trong và ngoài xã quy hoạch vùng trồng 240ha giống lúa Khang dân và Kim cương 98, bảo đảm cung ứng đủ 1.400 tấn lúa nguyên liệu cho sản xuất miến. HTX hiện có 37 thành viên, mỗi ngày sản xuất ra hàng tấn miến gạo cung ứng ra thị trường, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng”.
Trên địa bàn Nông Cống hiện có 27 sản phẩm OCOP, trong đó có nhiều sản phẩm được sản xuất từ lúa gạo, như: miến gạo Thăng Long, gạo sạch Hương Quê, gạo quê nông thôn... Vụ xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy 10.200ha lúa; trong đó có hơn 300ha lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 5ha sản xuất lúa - rươi hữu cơ. Để nâng tầm, nâng cao giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm lúa gạo của địa phương, huyện Nông Cống đã chỉ đạo các địa phương, HTX thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến để nâng cao chất lượng, tăng tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao và sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gạo có giá trị kinh tế cao. Tăng cường sử dụng các giống lúa chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” gắn với chế biến và tiêu thụ, đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa... Nhờ vậy, quy trình sản xuất lúa gạo ngày càng được các xã, HTX và người dân chuẩn hóa theo quy chuẩn, cơ giới hóa đồng bộ sản xuất, đề cao an toàn sinh học, tăng cường kiểm soát chất lượng và giảm sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... Bao bì các sản phẩm lúa gạo của huyện cũng được đầu tư bài bản với mã truy xuất vùng sản xuất, tem nhãn, hút chân không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bài và ảnh: Lương Khánh
{name} - {time}
-
2025-02-15 18:09:00
Tổng cục Thuế thông tin “hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động”
-
2025-02-15 15:57:00
Thoát nghèo nhờ dự án đa dạng hóa sinh kế
-
2025-02-15 07:25:00
Hàng nhập khẩu giá trị thấp không được miễn thuế từ ngày 18/2/2025
Khởi động các “siêu” dự án
Sau hợp nhất, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Bản tin Tài chính 15/2: Giá vàng tăng gấp 10 lần năm 2000, đâu là cách đầu tư hợp lý?
Giải pháp tài chính thúc đẩy sự phát triển bền vững
Bản tin Tài chính 14/2: Giá vàng vọt tăng, bất ngờ mức chênh lệch với thế giới
Huyện Triệu Sơn tổ chức khởi công và gắn biển các dự án phát triển giao thông
Để cây sắn vùng biên phát triển bền vững
Giá xăng dầu cùng bật tăng, mặt hàng RON95-III vượt 21.000 đồng/lít
Đẩy mạnh tiêu dùng ngay từ những tháng đầu năm