(Baothanhhoa.vn) - Trong số các vụ tai nạn giao thông xảy ra, bên cạnh nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, vẫn còn nguyên nhân do người đi bộ bất cẩn, thiếu ý thức, thiếu chú ý quan sát trong khi tham gia giao thông. Do vậy, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người đi bộ khi tham gia giao thông là việc làm cần thiết và quan trọng.

Nâng cao ý thức chấp hành tham gia giao thông của người đi bộ

Trong số các vụ tai nạn giao thông xảy ra, bên cạnh nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, vẫn còn nguyên nhân do người đi bộ bất cẩn, thiếu ý thức, thiếu chú ý quan sát trong khi tham gia giao thông. Do vậy, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người đi bộ khi tham gia giao thông là việc làm cần thiết và quan trọng.

Nâng cao ý thức chấp hành tham gia giao thông của người đi bộNgười đi bộ thản nhiên vượt dải phân cách để băng qua đường trên tuyến Đại lộ Lê Lợi (TP Thanh Hóa).

Tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn; trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Tuy vậy, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều người vẫn thiếu ý thức chấp hành quy định về trật tự an toàn giao thông dẫn đến các vụ tai nạn giao thông còn khá phổ biến, trong đó có người đi bộ. Mặc dù, trên các tuyến đường giao thông đều có đầy đủ các biển báo, gạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Tuy vậy, người đi bộ vẫn rất tùy tiện, thích là sang đường, hay tiện thì sang đường bất kỳ chỗ nào mà không tuân thủ đi đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Thực trạng này diễn ra khá phổ biến nhất là tại khu vực thị trấn, thành phố, tại các ngã tư, ngã ba có đèn tín hiệu. Thậm chí, trên những tuyến đường có dải phân cách, người đi bộ bất chấp nguy hiểm băng, trèo qua giải phân cách. Tại TP Thanh Hóa, ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa Thanh Hà, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa... hằng ngày đều có rất nhiều người thản nhiên, tùy tiện băng qua đường sai cách, mặc cho sự nguy hiểm luôn rình rập.

Anh Lê Văn Đức, làm nghề xe ôm trước cổng Trường Đại học Hồng Đức, cho biết: Lượng xe lưu thông tại tuyến đường này khá đông, nhưng vẫn có nhiều người dân thản nhiên băng qua đường dù chỉ cần đi vài bước chân là đến hết dải phân cách. Tại đây cũng có nhiều trường hợp va quệt, tai nạn giao thông giữa phương tiện đang lưu thông và người đi bộ sang đường.

Tuy vậy, hiện việc xử phạt người đi bộ sang đường không đúng Luật Giao thông đường bộ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp khi vừa thấy cảnh sát giao thông tuýt còi, người đi bộ sợ bị phạt nên cũng băng qua đường nhanh hơn mà không tập trung nhìn xe cộ, càng dễ xảy ra tai nạn giao thông hơn. Ngoài ra, có không ít trường hợp dù xác định lỗi do người đi bộ nhưng cũng không xử lý triệt để dẫn đến người đi bộ vi phạm ngày một tăng.

Ðể giảm thiểu tai nạn giao thông cho người đi bộ, nhiều ý kiến cho rằng cần đồng loạt ra quân, kiểm tra, kiểm soát lại các làn đường, đèn tín hiệu ưu tiên, vạch kẻ sơn dành cho người đi bộ tại các ngã tư, các giao lộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ khi tham gia giao thông. Các đơn vị chức năng thuộc huyện, phường, xã cần ra quân quyết liệt, xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để dành lại đường cho người đi bộ. Lực lượng chức năng cần tăng cường công tác xử phạt vi phạm người đi bộ khi tham gia giao thông không đúng luật bởi có xử lý vi phạm nghiêm mới tạo ra tiền đề cho công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người đi bộ khi tham gia giao thông trong thời gian tới.

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, người dân cũng cần đề cao ý thức và hành động. Luật đã quy định hành vi cản trở giao thông phải được xử lý bình đẳng nên người đi bộ sai quy định gây tai nạn giao thông cũng giống như các phương tiện cơ giới khác, phải bị xử lý như nhau. Người đi bộ trái luật cũng là nguồn nguy hiểm cao độ, giống như bất cứ phương tiện giao thông nào khác. Ngoài ra, trong xử lý vi phạm giao thông, yếu tố lỗi là quan trọng, không phân biệt xe lớn hay nhỏ, phương tiện hay con người gây ra.

Bài và ảnh: Lê Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]